LDL cholesterol là chỉ số gì? Làm sao để giảm ?

LDL cholesterol trong xét nghiệm mỡ máu còn được biết đến với tên gọi cholesterol xấu hay mỡ máu xấu. Tuy nhiên, không phải lúc nào loại cholesterol này cũng gây hại. Cùng đọc thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn!

LDL cholesterol

LDL cholesterol là gì? 

Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn sẽ thấy 4 chỉ số cơ bản gồm: Triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL – cholesterol và LDL – cholesterol. Trong đó LDL – cholesterol là một chỉ số quan trọng để bác sĩ đánh giá được tình trạng mỡ máu cũng như các nguy cơ bệnh lý liên quan. 

Cholesterol là nguồn nguyên liệu để tạo nên các mô tế bào, một số hormon, tạo mật và nhiều vai trò khác. Tuy nhiên, cholesterol không tan trong máu và cần các chất vận chuyển như LDL cholesterol để có thể di chuyển lưu thông được trong máu.

LDL cholesterol ( tên viết tắt: LDL – C ) là cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp. Chúng có vai trò vận chuyển cholesterol từ gan, theo máu và cung cấp cho các cơ quan của cơ thể. Ngoài ra LDL – C còn trực tiếp gắn và bất hoạt các độc tố của vi khuẩn, ngăn sự tổn thương tế bào.

Mặc dù giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhưng khi nồng độ LDL – C tăng cao, chúng có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó có bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác.

Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao là gì? Có nguy hiểm không?

Chỉ số LDL cholesterol máu bao nhiêu là cao?

LDL cholesterol bao nhiêu là cao

Nguy cơ rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch liên quan mật thiết đến nồng độ LDL – C. Trong đó:

Đối với người lớn trưởng thành 

  • Mức bình thường tốt nhất: dưới 3,4 mmol/l ( tương đương dưới 100mg/dL )
  • Mức ranh giới: 3,4 – 4,1 mmol/l ( tương đương 100 – 129 mg/dL )
  • Mức cao: vượt 4,1 mmol/l ( tương đương trên 130 mg/dL ). Cần chú ý bởi lúc này, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…

Đối với trẻ em:

  • Mức bình thường tốt nhất: dưới 110 mg/dL
  • Mức ranh giới: 2110 – 129 mg/dL
  • Mức cao: vượt 130 mg/dL. Trẻ em có mức LDL – C vượt cao cần có biện pháp can thiệp để điều chỉnh về lượng bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo:

Độ tuổi dưới 19 tuổi:

  • Xét nghiệm mỡ máu đầu tiên phải thực hiện ở độ tuổi từ 9 đến 11
  • Trẻ em nên kiểm tra lại sau năm một lần
  • Một số trẻ em có thể làm xét nghiệm bắt đầu từ 2 tuổi nếu tiền sử gia đình có cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ

Độ tuổi trên 20 tuổi:

  • Kiểm tra 5 năm một lần
  • Nam giới độ tuổi từ 45 – 65 và nữ giới độ tuổi từ 55 – 65 tuổi nên khám 1 đến 2 năm một lần

LDL cholesterol cao ảnh hưởng như thế nào? Có nguy hiểm không?

LDL – C còn được gọi là Cholesterol xấu, bởi khi nồng độ tăng cao có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm. LDL – C dư thừa có thể kết tụ cùng với các chất khác tạo thành mảng bám trong động mạch và gây xơ vữa động mạch. 

Xem thêm: Xơ vữa động mạch là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Điều trị

Khi mảng bám tích tụ ở động mạch vành, gây thu hẹp và cản trở lưu thông máu nuôi tim. Thậm chí gây tắc nghẽn động mạch dẫn tới nguy cơ các các bệnh lý về tim mạch như đau thắt ngực, đau tim, nhồi máu cơ tim,…

Khi mảng bám tích tụ ở động mạch cảnh có thể gây hẹp và cản trở lưu thông máu nuôi não. Nguy hiểm hơn khi động mạch cảnh bị tắc hoàn toàn có thể dẫn tới một cơn đột quỵ não, gây tử vong nhanh.

Các nguy cơ biến chứng nguy hiểm tăng lên khi người bệnh có những yếu tố nguy cơ. Như tuổi cao, huyết áp cao, bệnh đái tháo đường, hút thuốc, chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh,…

Nguyên nhân gây LDL – C tăng cao trong máu?

Đến đây chắc chắn bạn đọc đã hiểu được sự nguy hiểm của việc tăng LDL cholesterol trong máu. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới LDL – C tăng cao trong máu? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Chế độ ăn uống. Chất béo bão hòa và cholesterol trong thực phẩm có thể làm cho mức cholesterol trong máu tăng lên.
  • Cân nặng. Thừa cân có xu hướng làm tăng mức LDL, giảm mức HDL và tăng mức cholesterol toàn phần.
  • Lười vận động. Lười hoạt động thể chất có thể dẫn đến tăng cân và tăng LDL – C.
  • Hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm giảm HDL cholesterol của bạn. Vì HDL giúp loại bỏ LDL khỏi động mạch, nên nếu lượng ít HDL hơn có thể góp phần làm mức LDL tăng lên.
  • Tuổi và Giới tính. Người cao tuổi thường có mức cholesterol tăng lên. Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh cũng có xu hướng LDL tăng hơn nam giới.
  • Di truyền
  • Các loại thuốc. Một số loại thuốc như steroid, thuốc huyết áp và thuốc kháng HIV / AIDS , có thể làm tăng LDL – C.
  • Các bệnh lý khác. Các bệnh như bệnh thận mãn tính , tiểu đường và HIV / AIDS có thể gây ra mức LDL – C cao hơn bình thường.

Làm sao để giảm lượng LDL – cholesterol hiệu quả?

Cách giảm LDL cholesterol hiệu quả

Hiện nay, có 2 cách chính để giảm lượng LDL – C trong máu:

Thay đổi lối sống

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt như rau củ quả, cá giàu omega 3,… Đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, đồ ăn nhanh,…

Đặc biệt, nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

  • Quản lý cân nặng

Nếu bạn đang có tình trạng thừa cân thì việc giảm cân có thể giúp giảm nồng độ LDL – C trong máu. Bạn có thể kết hợp chế độ ăn kiêng cùng các bài tập thể dục để giảm cân nặng.

  • Tăng hoạt động thể chất

Bạn nên hoạt động thể chất thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. 

Sử dụng thuốc điều trị

Khi việc thay đổi lối sống không mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm lượng LDL cholesterol, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc điều trị. 

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như: nhóm thuốc hạ mỡ máu statin, nhóm fibrat, nhựa gắn acid mật, niacin, Ezetimibe,… Cần lưu ý sử dụng các loại thuốc này theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Xem thêm: TOP 10+ thuốc giảm mỡ máu cholesterol tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng

Trên đây là một sống thông tin mà Phatra Tricholes gửi tới bạn đọc về LDL cholesterol. Nếu bạn còn bất kỳ phân vân hay thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *