Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ là một bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Việc phát hiện sớm rất có ích trong điều trị và phòng ngừa nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về xét nghiệm mỡ máu và những lưu ý khi tiến hành xét nghiệm này.
Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm giúp kiểm tra nồng độ của các thành phần mỡ trong máu. Bao gồm Triglyceride, Cholesterol, HDL – Cholesterol, LDL – Cholesterol. Đây là những chỉ số rất quan trọng để đánh giá mức độ bệnh cũng như nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh lý về tim mạch…
Bình thường, các thành phần mỡ trong máu đóng vai trò quan trọng. Chúng tham gia vào cấu tạo các mô của cơ thể, xây dựng cấu trúc tế bào, hormone và nhiều chức năng khác. Chúng chỉ trở nên có hại khi bị rối loạn, nồng độ vượt quá mức bình thường.
Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu và ý nghĩa của chúng
Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm/lần để theo dõi các vấn đề về rối loạn lipid máu.
Vì Cholesterol không hoà tan được trong nước nên cần kết hợp với các protein để dễ dàng di chuyển trong máu. Trong đó có HDL – Cholesterol ( mỡ tốt ) và LDL – Cholesterol ( mỡ xấu ).
Do vậy, khi xét nghiệm cần xác định được nồng độ của 4 thành phần. Bao gồm: Triglyceride, Cholesterol toàn phần, HDL – Cholesterol ( ký hiệu: HDL – C ) và LDL – Cholesterol ( ký hiệu: LDL – C). Các chỉ số này được tính bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng chỉ số mỡ máu bình thường và mức cao ở bảng dưới đây:
Dựa vào các chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá được sự rối loạn lipid máu hay các bệnh liên quan.
Xem thêm: Ý nghĩa các chỉ số mỡ máu trong từng trường hợp. Chỉ số cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền? Ở đâu?
Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm và cơ sở y tế nơi xét nghiệm. Trung bình:
- Xét nghiệm mỡ máu Cholesterol có giá 65.000đ
- Xét nghiệm công thức máu có giá 120.000đ
Bạn đọc có thể đến các cơ sở y tế trên cả nước để tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bệnh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng làm kết quả xét nghiệm không chính xác. Trong đó, Cholesterol có thể được tổng hợp thông qua nguồn thức ăn mà bạn ăn hàng ngày. Do vậy, nếu ăn các thực phẩm giàu Cholesterol trước khi tiến hành xét nghiệm có thể làm tăng nồng độ Cholesterol trong máu. Làm kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng như:
- Tuổi tác: Những người trên 45 tuổi thường có nguy cơ tăng Cholesterol máu
- Người tăng huyết áp thường có lượng Cholesterol cao hơn bình thường
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc. Trong đó có thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc tim mạch, an thần, chẹn Beta giao cảm, thuốc tránh thai đường uống,…
Những lưu ý cần biết trước khi xét nghiệm mỡ máu
Do có nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nên bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau:
Nhịn ăn
Xét nghiệm mỡ máu có cần nhịn ăn không là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn cần biết, bổ sung các thực phẩm giàu lipid có thể gây sai lệch các chỉ số xét nghiệm. Do vậy, cần nhịn ăn ít nhất 8 – 12 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm.
Không uống nước ngọt, sữa, cà phê, chất kích thích,…
Bạn không nên uống nước ngọt, sữa, cà phê, thuốc lá, rượu bia,… trước khi tiến hành xét nghiệm 24 giờ. Các loại đồ uống này có thể ảnh hưởng đến kết quả hóa sinh máu.
Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng
Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm. Do vậy, bạn cần báo cho bác sĩ biết những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đưa ra đề nghị ngừng sử dụng thuốc tạm thời để tiến hành xét nghiệm.
Thời điểm xét nghiệm
Nồng độ một số chất có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thời điểm lấy máu trong ngày. Thông thường, thời điểm lấy máu để tiến hành xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
Sau khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ biết được các chỉ số mỡ máu cụ thể. Từ đó, xác định được các bệnh lý liên quan, đặc biệt là bệnh mỡ máu cao ( máu nhiễm mỡ ) và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh Mỡ máu
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm mỡ máu và những lưu ý cần ghi nhớ trước khi tiến hành xét nghiệm. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp quá trình xét nghiệm được diễn ra thuận lợi và chính xác. Chúc bạn sức khỏe!
Phatra Tricholes – Giải pháp vàng cho người mỡ máu cao
Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.
Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
- Giảm nồng độ triglycerid
- Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
- Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol
Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.