Bệnh mỡ máu cao là gì? Có nguy hiểm không?

Mỡ máu cao là bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Đặc biệt, các dấu hiệu ban đầu thường khó phát hiện khiến người bệnh có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm. Vậy, đây là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không? Và cách điều trị ra sao? Đọc ngay bài viết sau để hiểu!

bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao là bệnh gì?

Mỡ máu cao ( Tên tiếng anh: Hyperlipidemia  )  là tình trạng các thành phần mỡ trong máu vượt quá giới hạn bình thường. Bệnh còn được gọi với các tên gọi khác nhau như: Bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, rối loạn lipid máu…

Mỡ máu gồm 4 thành phần chính, bao gồm: 

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL – Cholesterol ( LDL – C )
  • HDL – Cholesterol ( HDL – C )
  • Triglyceride

Các thành phần mỡ máu ở mức bình thường giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Theo các chuyên gia, mỡ máu là thành phần cấu tạo nên nhiều hormone và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào. Đặc biệt, Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D, hormone,… 

Tuy nhiên, rối loạn mỡ máu xảy ra có thể gây tích tụ các lipid xấu vào lòng mạch. Gây nhiều bệnh lý liên quan như xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch, bệnh lý về tim mạch, đột quỵ,…

Mỡ máu cao được chia thành 3 giai đoạn từ độ 1 đến độ 3. Trong đó, mỡ máu độ 1 là tình trạng nhẹ nhất, mới phát triển. Nếu mỡ máu độ 1 không được phát hiện và điều trị hợp lý có thể tiến triển sang mỡ máu độ 2, 3 với nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Có nguyên nguyên nhân gây bệnh mỡ máu. Tuỳ từng nguyên nhân mà bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị kết hợp khác nhau.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới máu nhiễm mỡ như:

  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Như thừa cân, béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…
  • Một số bệnh lý như: Tiểu đường, suy giáp, suy gan, suy thận, hội chứng Cushing, Hội chứng buồng trứng đa nang, các hội chứng chuyển hóa khác,…
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,…

Dấu hiệu mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu thường ít có triệu chứng hoặc triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, người bệnh khó có thể tự phát hiện ra mình đang gặp vấn đề về mỡ máu. 

Khi tình trạng rối loạn mỡ máu tiến triển với lipid xấu tích tụ trong lòng mạch. Lâu ngày tạo các mảng bám lớn gây chèn ép, làm hẹp lòng mạch và cản trở lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Dẫn tới các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tê bì chân tay,…

Khi hình thành mảng bám xơ vữa lớn ở các vị trí nguy hiểm như tim, não, gan, thận,… có thể gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.

Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không

Chính vì những khó khăn trong việc tự phát hiện các dấu hiệu của bệnh từ sớm, nên khi phát hiện thì bệnh thường ở trong tình trạng nặng. Gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Xơ vữa động mạch

Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu. LDL – Cholesterol dư thừa sẽ tích tụ và hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch. Mảng xơ vữa càng lớn thì nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch càng cao. Hậu quả là máu không được lưu thông, gây thiếu máu ở những cơ quan chịu ảnh hưởng. 

Đặc biệt, nếu mảng xơ vữa ở động mạch vành có thể gây suy tim và nhồi máu cơ tim. Mảng xơ vữa ở động mạch cảnh có thể gây nhồi máu não. Những biến chứng này nếu không được cấp cứu kịp thời có khả năng gây tử vong cao.

Xem thêm: Những điều cần biết về xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp thứ phát do mỡ máu cao

Tình trạng mỡ máu cao tạo ra các mảng xơ vữa động mạch, làm động mạch hẹp lại và làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Tim buộc phải làm việc tích cực hơn để bơm máu nuôi các cơ quan. Làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim dẫn tới tăng huyết áp.

Gan nhiễm mỡ

Gan có vai trò chuyển hóa lipid máu. Khi mắc bệnh mỡ máu cao, hàm lượng Cholesterol và Triglyceride tăng cao và vượt quá khả năng mà gan có thể chuyển hoá được. Mỡ trong máu có thể bị tồn đọng trong gan, dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Theo Hội Gan – Mật – Tuỵ ( Thành phố Hồ Chí Minh ): Tỷ lệ bệnh nhân gan nhiễm mỡ ngày càng tăng. Trong đó, có tới 50% bệnh nhân mỡ máu cao có gan nhiễm mỡ. 

Giảm chức năng sinh lý

Mỡ máu cao không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan như tim mạch, não, gan,… mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh lý tình dục. Theo thống kê, có 80% bệnh nhân nam giới mắc mỡ máu cao có biểu hiện rối loạn cương dương. Ở nữ giới, rối loạn lipid máu có thể gây giảm ham muốn tình dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu là cao? 

Để đánh giá mỡ máu bao nhiêu là cao cần xét nghiệm và định lượng được 4 chỉ số của mỡ máu. Gồm: Cholesterol toàn phần, LDL – C ( Cholesterol xấu ), HDL – C ( Cholesterol tốt ), Triglyceride. 

Bạn đọc có thể tham khảo bảng sau:

 Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao

Xem thêm: Ý nghĩa chỉ số mỡ máu trong từng trường hợp

Điều trị mỡ máu cao

Điều trị mỡ máu cao cần kết hợp giữa việc dùng thuốc giảm mỡ máu, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và điều trị biến chứng nếu có.

Thuốc trị mỡ máu

Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các thuốc tây hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian trị mỡ máu hiệu quả.

Các nhóm thuốc tây trị mỡ máu

Hiện nay, có 4 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị mỡ máu cao. Bao gồm:

  • Thuốc trị mỡ máu statin. Thuốc giúp giảm lượng LDL – Cholesterol, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng suy tim hoặc đột quỵ. Các thuốc trong nhóm này gồm có: simvastatin, lovastatin, pravastatin , atorvastatin ,… Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, tác dụng phụ đáng lưu ý nhất là tiêu cơ vân, có thể gây tử vong. Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác như viêm gân, tổn thương gân gót,…
  • Niacin ( vitamin B3). Niacin giúp làm giảm triglyceride, giảm LDL – Cholesterol và tăng HDL – Cholesterol. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng Niacin trong liệu pháp kết hợp giúp giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch và giảm tiến triển của mảng xơ vữa động mạch.
  • Nhựa gắn acid mật: giúp giảm lượng LDL – Cholesterol
  • Các dẫn xuất của acid fibric: làm giảm triglyceride máu

Xem thêm: TOP 10+ thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng

Các bài thuốc dân gian trị mỡ máu

Nhiều người bệnh e ngại tác dụng phụ mà thuốc tây có thể gây ra. Do đó, việc sử dụng các bài thuốc dân gian trị mỡ máu cao được nhiều người bệnh áp dụng và cho hiệu quả cao.

các bài thuốc dân gian trị mỡ máu

Bạn đọc có thể tham khảo 3 bài thuốc dân gian trị mỡ máu đơn giản dưới đây:

1. Bài thuốc từ lá sen trị mỡ máu

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá sen giúp giảm nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL – Cholesterol. Bạn có thể sử dụng trà lá sen để giảm mỡ máu hiệu quả.

Lá sen thái nhỏ, phơi khô và đun sôi cùng nước để lấy nước uống hàng ngày. Hoặc hãm lá sen khô trong nước sôi 2 – 3 phút và thưởng thức.

2. Bài thuốc từ Giảo cổ lam trị mỡ máu

Giảo cổ lam đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. 

Nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đã chỉ ra hiệu quả của giảo cổ lam. Cụ thể, chỉ sau 30 ngày sử dụng, Cholesterol toàn phần giảm 71% so với người không dùng.

Bạn đọc có thể tham khảo bài thuốc từ giảo cổ lam sau:

Chuẩn bị: 25g thìa canh, 25g giảo cổ lam

Cách làm:

Bước 1: Các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đun cùng 2 lít nước.

Bước 2: Đun đến sôi, nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng 800ml nước thì dừng.

Bước 3: Chia nước thành 3 phần và uống hết trong ngày

3. Dầu thông đỏ trị mỡ máu

Tinh dầu thông đỏ chứa các chất có thể kích hoạt enzyme AMPK (Adenosine monophosphate-activated protein). Đem lại tác dụng giảm tổng hợp acid béo, giảm sự biệt hoá tế bào mỡ. Từ đó, giúp giảm sản xuất các thành phần mỡ máu xấu như LDL – C, triglyceride, bào mòn dần các mảng xơ vữa bám vào trong lòng mạch và giúp thông huyết mạch.

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ tinh dầu thông đỏ để hỗ trợ giảm mỡ máu và phòng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, cần đảm bảo sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, có giấy phép rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Phatra Tricholes – Giải pháp vàng cho người mỡ máu cao

Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.

Mỡ máu Trapha Tricholes

Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:

  • Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
  • Giảm nồng độ triglycerid
  • Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
  • Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol

phatra tricholes cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả

Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY

Chế độ ăn uống cho người bệnh mỡ máu

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc thì chế độ ăn  uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát và điều trị mỡ máu cao.

Người bệnh mỡ máu cao nên ăn

  • Chất xơ và vitamin. Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trọng điều hoà hấp thu các loại mỡ máu. Bên cạnh đó, vitamin cũng là một thành phần quan trọng giúp giảm Cholesterol xấu. Khi gặp tình trạng mỡ máu cao, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Acid béo tốt như Omega – 3, Omega – 6. Những loại acid béo này không những giúp giảm lượng Cholesterol mà còn ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim mạch. Các các cá biển như cá thu, cá mòi, cá hồi, cá chích,… rất giàu acid béo này.
  • Các loại thịt trắng như thịt gà, cá, ngan, vịt,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Người bệnh rối loạn mỡ máu nên kiêng

  • Các thực phẩm có cồn như rượu, bia
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, các loại nước ngọt, bánh kẹo ngọt
  • Các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như xúc xích rán, khoai tây chiên, thịt xông khói, thịt mỡ…
  • Hạn chế muối

Như vậy, Mỡ máu cao là bệnh lý không hiếm gặp và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm nếu như không có phương pháp điều trị và kiểm soát hợp lý. 

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800.0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *