TOP 10+ thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm mỡ máu cao khiến người bệnh phân vân không biết nên lựa chọn sản phẩm nào là tốt nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn TOP 10+ loại thuốc và các sản phẩm được nhiều người bệnh mỡ máu sử dụng và đánh giá cao. 

Thuốc giảm mỡ máu

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu

Tùy từng tình trạng mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc  và phương pháp điều trị mỡ máu phù hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc và sử dụng, bởi nếu dùng không đúng cách và không được theo dõi cẩn thận có thể dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng.

lưu ý trước khi dùng thuốc giảm mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì ngưng sử dụng?

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì ngưng sử dụng nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Bởi lẽ việc sử dụng thuốc kéo dài càng làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ gây hại đối với cơ thể.

Thuốc hạ mỡ máu thường được sử dụng theo từng đợt. Bạn nên sử dụng đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Hết đợt điều trị bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra và tùy từng tình trạng mỡ máu mà kê đơn đợt điều trị tiếp theo.

Thông thường, bạn sẽ ngừng sử dụng thuốc hạ mỡ máu khi mỡ máu đã trở về mức bình thường, hoặc gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Ngày nay, nhiều người truyền tai nhau về hiệu quả khi uống thuốc giảm mỡ máu để giảm cân. Thuốc giảm mỡ máu có thể làm giảm các thành phần trong máu, cơ thể buộc phải sử dụng lượng mỡ dư thừa để tạo năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể. Dẫn tới việc giảm cân.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm mỡ máu để giảm cân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bạn có thể đọc thông tin dưới đây để hiểu hơn về những tác dụng phụ gây hại mà thuốc giảm mỡ máu có thể gây ra.

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Việc uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không còn phụ thuộc vào từng loại thuốc mà bạn uống. Trong đó, cần lưu ý đến những tác dụng phụ gây hại sau:

  • Nhóm thuốc hạ mỡ máu statin

Tác dụng phụ nổi bật nhất là Tiêu cơ vân. Đây là tình trạng các tế bào cơ vân bị phân huỷ và giải phóng ra Myoglobin. Gây tắc mạch thận và dẫn tới suy thận. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Các dấu hiệu ban đầu của tiêu cơ vân là đau nhức, yếu cơ và đau cơ. Sau đó nước tiểu màu đỏ thẫm. Khi gặp các dấu hiệu này, bạn nên ngừng thuốc và đến bệnh viện ngay nhé!

Bên cạnh tiêu cơ vân, nhóm thuốc statin còn có thể gây viêm gân và tổn thương gân gót ( gân Achilles ). Theo báo cáo, tổn thương này thường xuất hiện khi thời gian dùng thuốc kéo dài hơn 1 năm.

Vì những tác dụng phụ trầm trọng này mà 1 thuốc trong nhóm này là Cerivastatin ( tên biệt dược: Baycol, Lipobay)  đã bị cấm lưu hành.

Một số tác dụng phụ khác: rối loạn tiêu hoá, đau đầu, chóng mặt,…

  • Nhóm thuốc giảm mỡ máu fibrat

Nhóm thuốc fibrat cũng có thể gây rối loạn về cơ như yếu cơ, mỏi cơ và teo cơ. Đặc biệt, tác dụng phụ này trầm trọng hơn khi phối hợp với nhóm thuốc statin. Do vậy, khi sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc này còn cân nhắc và có quá trình theo dõi cẩn thận.

Bên cạnh đó, thuốc còn có thể gây những tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hoá, viêm gan, sỏi mật,…

Ngoài 2 nhóm thuốc trên có tác dụng phụ đáng chú ý thì các loại thuốc khác chỉ gây tác dụng phụ không nghiêm trọng. Trong đó phổ biến có rối loạn tiêu hoá, nổi mẩn, dị ứng,….

Thuốc hạ mỡ máu uống khi nào?

Việc lựa chọn thời điểm uống thuốc hạ mỡ máu sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. 

Thông thường, đối với nhóm thuốc statin tác dụng dài ( như atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin ) thì sẽ uống vào buổi sáng hoặc buổi tối. Tuy nhiên, nhóm thuốc statin có tác dụng ngắn ( như lovastatin, simvastatin ) thì nên uống vào buổi tối.

Xem thêm: Tất cả những thông tin cần biết về bệnh mỡ máu

TOP 10 thuốc giảm mỡ máu cao tốt nhất 

Hiện nay, có nhiều loại thuốc tây được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu. Mỗi loại đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Dưới đây là 10 loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

1. Simvastatin

Simvastatin là một thuốc điều trị mỡ máu cao thuộc nhóm Statin. Thuốc được dùng để hạ mỡ máu và giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.

Simvastatin thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người bệnh mỡ máu cao
  • Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch có liên quan tới xơ vữa động mạch

Simvastatin trên thị trường có các dạng hàm lượng như 5mg, 10mg, 20mg, 40mg và 50mg. Trong đó, liều thông thường của thuốc là 20 đến 40mg. Uống trước khi đi ngủ hoặc bữa ăn tối.

Simvastatin mang lại hiệu quả cao trong việc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, cần lưu ý những tác dụng phụ mà thuốc có thể gặp phải. Điển hình như:

  • Tiêu cơ vân gây suy thận. Biểu hiện: đau nhức, yếu và đau cơ, sốt, mệt mỏi bất thường và nước tiểu có màu sẫm, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Tiểu ít hoặc không tiểu được, tiểu đau hoặc tiểu khó,…
  • Phản ứng dị ứng với simvastatin. Biểu hiện: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Các vấn đề về gan. Biểu hiện: buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt.
  • Tác dụng phụ khác: đau đầu, táo bón, buồn nôn, đau dạ dày. Hoặc các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.

Xem thêm: Tất cả thông tin cần biết về thuốc Simvastatin

thuốc hạ mỡ máu nhóm statin

2. Atorvastatin

Bên cạnh Simvastatin thì Atorvastatin cũng là một thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin. Atorvastatin được sử dụng để trong điều trị:

  • Cholesterol Cao
  • Giảm Nguy Cơ Đột Quỵ, Đau Tim Hoặc Các Biến Chứng Tim Khác Ở Những Người Mắc Bệnh Tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành hoặc các yếu tố nguy cơ khác.

Atorvastatin thường được dùng mỗi ngày một lần, uống thuốc vào cũng một thời điểm mỗi ngày.

Nhìn chung, các tác dụng phụ mà Atorvastatin có thể gây ra giống với Simvastatin. Do vậy, trước khi sử dụng cần cân nhắc cẩn trọng.

Bạn không nên sử dụng Atorvastatin nếu đang mắc các bệnh về gan. Đặc biệt, thuốc có thể gây dị tật thai nhi nên không dùng khi đang mang thai và cho con bú. 

3. Fenofibrat

Fenofibrat là một thuốc hạ giảm mỡ máu nhóm Fibrat. Thuốc giúp giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. 

Một số biệt dược của fenofibrat nên uống trong bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu thuốc tốt hơn. Tuy nhiên, các biệt dược khác có thể được dùng cùng thức ăn hoặc không. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để biết được cách dùng.

Lưu ý:

Không dùng dùng Fenofibrate nếu bạn bị bệnh gan , bệnh túi mật , bệnh thận nặng hoặc đang cho con bú.

Fenofibrate có thể gây ra sự phân hủy mô cơ, có thể dẫn đến suy thận. Liên hệ bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc yếu không rõ nguyên ,sốt, mệt mỏi hoặc nước tiểu sẫm màu. Đặc biệt, tác dụng phụ này tăng lên khi kết hợp với các thuốc nhóm Statin như Simvastatin.

4. Niacin

Niacin còn được gọi là Vitamin B3, được sử dụng để giảm nồng độ Cholesterol xấu ( LDL – Cholesterol ) và triglyceride trong máu. Đồng thời, niacin giúp tăng mức Cholesterol tốt ( HDL – Cholesterol ). 

Trước khi sử dụng niacin để điều trị mỡ máu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên dùng niacin nếu bạn có các bệnh lý về gan, loét dạ dày hoặc đang chảy máu.

Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng niacin: Phát ban, ngứa da, chóng mặt ( đặc biệt là khi đứng dậy quá nhanh ),…

5. Ezetimibe

Ezetimibe là một loại thuốc kê đơn, được sử dụng để giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ( Cholesterol có hại) trong máu. Tuy nhiên, thuốc không được chứng minh tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Ezetimibe được sử dụng cho những bệnh nhân không thể kiểm soát mức cholesterol bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Nó có thể được sử dụng riêng hoặc với các loại thuốc khác để điều trị cholesterol cao. Nên duy trì chế độ ăn kiêng giảm cholesterol trong khi dùng thuốc này.

Có thể dùng Ezetimibe cùng các thuốc khác để điều trị rối loạn mỡ máu, trong đó có fenofibrat và thuốc hạ mỡ máu nhóm statin. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Cholestyramine

Cholestyramine là thuốc giúp giảm cholesterol trong máu, đặc biệt cholesterol xấu LDL – C. Bột cholestyramine cũng được sử dụng để điều trị ngứa do tắc nghẽn đường mật của túi mật.

Bạn không nên sử dụng cholestyramine nếu bạn bị tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột. Chờ ít nhất 4 đến 6 giờ sau khi dùng cholestyramine trước khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.

7. Vytorin

Vytorin là thuốc kết hợp ezetimibe và simvastatin. Giúp tăng tác dụng giảm mức cholesterol “xấu” trong máu (LDL – C ) và chất béo trung tính, đồng thời tăng mức độ cholesterol “tốt” (HDL – C ).

Vytorin được sử dụng cùng với chế độ ăn ít chất béo và các phương pháp điều trị khác để giảm tổng lượng cholesterol ở người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thuốc chưa được chứng minh tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

8. Axit béo omega – 3 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các axit béo omega-3 có tác dụng hạ lipid máu hiệu quả ở những bệnh nhân tăng lipid máu. Sự tổng hợp chất béo trung tính và VLDL – C trong gan bị giảm mạnh bởi axit béo omega-3. Đồng thời, lượng LDL – C cũng giảm đi đáng kể. 

Tuy nhiên, việc sử dụng omega 3 cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó có:

  • Phổ biến (1% đến 10%): Khó tiêu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa (bao gồm chướng bụng , đau bụng , táo bón , tiêu chảy, đầy hơi , bệnh trào ngược dạ dày )
  • Không phổ biến (0,1% đến 1%): Xuất huyết tiêu hóa , viêm dạ dày ruột
  • Hiếm (dưới 0,1%): Đau đường tiêu hóa
  • Rất hiếm (dưới 0,01%): Xuất huyết đường tiêu hóa dưới 

9. Thuốc nam giảm mỡ máu

Thuốc nam giảm mỡ máu

Hiện nay, có rất nhiều loài thảo dược được khoa học chứng minh tác dụng điều trị mỡ máu hiệu quả và an toàn. Trong đó phải kể tới:

  • Tinh dầu thông đỏ

Tinh dầu thông đỏ có khả năng kích hoạt enzym adenosine monophosphate activated protein kinase  ( AMPK ). Đây là loại enzyme tham gia vào quá trình sử dụng các chất béo vào tổng hợp năng lượng. 

Sự hoạt hóa enzym này làm giảm nồng độ axit béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol, giảm nồng độ Triglyceride trong máu và và làm giảm sự tích tụ lipid trong gan. Chính vì vậy, Tinh dầu thông đỏ là một vị thuốc tiềm năng trong trong điều trị tăng lipid máu.

  • Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum đã được các nhà khoa học chứng minh tác dụng làm giảm Cholesterol và chống tăng lipid máu. Qua đó điều trị tăng mỡ máu hiệu quả.

  • Dầu tía tô

Dầu tía tô đã được các nhà học học chứng tác dụng trong việc cải thiện tình trạng tăng lipid máu, giảm nhiễm mỡ gan và ức chế sự xơ hóa gan. Dầu tía tô cũng làm tăng sự chuyển đổi Cholesterol thành axit mật và tăng bài tiết cholesterol qua phân.

Phatra Tricholes – Hỗ trợ giảm mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch

Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.

Mỡ máu Trapha Tricholes

Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:

  • Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
  • Giảm nồng độ triglycerid
  • Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
  • Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol

phatra tricholes cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả

Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Xem ngay: Tất cả thông tin cần biết về Phatra Tricholes

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *