Xơ vữa động mạch là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân hầu như không phát hiện dấu hiệu gì cho đến khi bệnh chuyển biến xấu, đối mặt với các biến chứng suy tim, đột quỵ,… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần biết về bệnh!
Xơ vữa động mạch là gì?
Bệnh xơ vữa động mạch ( tên tiếng Anh: Atherosclerosis) là bệnh lý có sự tích tụ chất béo, cholesterol, chất thải tế bào, canxi và fibrin trong thành động mạch. Sự tích tụ này tạo thành những mảng bám, khiến động mạch bị thu hẹp lại và cản trở sự lưu thông của máu.
Xơ vữa chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch nhỏ hay tĩnh mạch. Thường gặp xơ vữa ở động mạch vành, động mạch cảnh và động mạch chi dưới.
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ,… Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị và phòng ngừa biến chứng hiệu quả nếu như phát hiện sớm.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Trên 40 tuổi. Sau tuổi 40, động mạch có bắt đầu có những dấu hiệu bị lão hoá và nguy cơ xơ vữa động mạch. Đặc biệt, nguy cơ tăng sau 45 tuổi ở nam giới và 55 tuổi ở nữ giới.
- Di truyền. Nếu người thân của bạn mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người khác.
- Bệnh mỡ máu cao. Các thành phần mỡ máu ở người bệnh mỡ máu cao như cholesterol, triglyceride, LDL – C tăng cao làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và gây xơ vữa động mạch.
- Người có các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, béo phì, Protein C tăng cao, chứng ngưng thở lúc ngủ…
- Lối sống không lành mạnh. Như lười vận động, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo xấu, hút thuốc lá, nghiện rượu,…
Ở những người có nguy cơ mắc xơ vữa cao, cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Từ đó có giải pháp phù hợp để bảo vệ và phòng ngừa những nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra.
Dấu hiệu bệnh. Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?
Xơ vữa động mạch có thể xuất hiện ở nhiều động mạch, trong đó có 4 vị trí cần lưu tâm. Bao gồm: động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi dưới và động mạch thận. Mỗi một vị trí xơ vữa đều biểu hiện những dấu hiệu cùng những biến chứng riêng.
Xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là động mạch cung cấp màu giàu oxy để nuôi dưỡng tim. Khi động mạch vành bị xơ vữa có thể dẫn tới hẹp và tắc nghẹn lòng mạch. Ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn dòng máu nuôi tim, tim không nhận đủ oxy khiến người bệnh gặp dấu hiệu đau thắt ngực, đau tim hoặc suy tim.
Tình trạng xơ vữa mạch vành nghiêm trọng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Các dấu hiệu của bệnh:
- Đau thắt ngực. Người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau thắt ngực, đặc biệt khi hoạt động gắng sức, cảm xúc mạnh. Cơn đau thường kéo dài vài phút, lan lên vai và xuống cánh tay trái. Đau đỡ hơn khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu cơn đau ngực xuất hiện đột ngột, kéo dài hàng chục phút đến vài giờ và không đỡ khi nghỉ ngơi thì có thể là dấu hiệu của Nhồi máu cơ tim. Trường hợp này cần được cấp cứu và điều trị kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Tất cả những thông tin bạn cần biết về Nhồi Máu Cơ Tim
- Nếu xơ vữa động mạch vành gây suy tim thì có thể xuất hiện các dấu hiệu suy tim. Như khó thở, khó thở khi gắng sức, các cơn khó thở về đêm,…
Xơ vữa động mạch cảnh
Động mạch cảnh là động mạch cung cấp máu cho tuần hoàn Não. Khi bị xơ vữa có thể gây thiếu máu lên não, thậm chí là gây nhồi máu não ( đột quỵ não ) rất nguy hiểm.
Bạn cần cảnh giác với các dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi, đau đầu
- Suy giảm ý thức, nói khó
- Liệt nửa người
Xơ vữa động mạch chi dưới
Động mạch chi dưới ở chân và tay có thể bị hẹp lại bởi các mảng bám. Tình trạng nghiêm trọng còn có thể dẫn tới nguy cơ phải cắt cụt chi.
Các dấu hiệu thường gặp như:
- Nhạy cảm với nhiệt và lạnh
- Đau khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ
- Chi lạnh, teo cơ, da khô do thiếu máu nuôi dưỡng
- Hạn chế vận động ở chi bị ảnh hưởng
Xơ vữa ở động mạch thận
Động mạch thận xuất hiện các mảng xơ vữa có thể gây hẹp động mạch và tổn thương thận mãn tính. Tuy nhiên, mảng bám gây hẹp động mạch thận thường không gây dấu hiệu cụ thể gì. Đôi khi, huyết áp cao là dấu hiệu đầu tiên của hẹp động mạch thận.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán xơ vữa động mạch như:
- Siêu âm Doppler mạch máu. Đây là phương pháp sử dụng máy siêu âm Doppler để phát hiện và đánh giá sự hẹp hay tắc của động mạch. Thường dùng để siêu âm động mạch cảnh, động mạch thận và chi dưới.
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp đánh giá các chỉ số mỡ máu như Cholesterol, Triglyceride, LDL – C, HDL – C. Các chỉ số này liên quan mật thiết tới nguy cơ xơ vữa và các biến chứng của nó.
Xem thêm: Chỉ số mỡ máu là gì? Ý Nghĩa của chỉ số mỡ máu trong từng trường hợp
- Chụp cắt lớp mạch máu. Thường dùng khi bệnh nhân gặp những biến chứng cần phải can thiệp. Như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh,…
- Điện tâm đồ. Đánh giá nguy cơ đau tim và các bệnh lý về tim.
- Thử nghiệm gắng sức
- Thông tim và chụp mạch máu
- Đo chỉ số ABI
Điều trị xơ vữa động mạch
Điều trị bệnh cần kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Đôi khi, thủ thuật là phương pháp điều trị cần thiết khi xuất hiện những biến chứng.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị:
- Nhóm thuốc Statin. Đây là nhóm thuốc giúp điều trị rối loạn lipid máu và ổn định các mảng xơ vữa. Các thuốc thường dùng như: simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin, fluvastatin,…
- Các thuốc làm giảm Cholesterol khác, trong đó phổ biến có ezetimibe (Zetia)
- Thuốc làm loãng máu ( kháng kết tập tiểu cầu ). Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel,… để giảm nguy cơ kết tập tiểu cầu trong các động mạch bị hẹp. Qua đó, giảm nguy cơ tắc nghẽn thêm hay hình thành cục máu đông.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp. Thuốc không giúp đẩy lùi quá trình xơ vữa động mạch mà thay vào đó, chúng giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng liên quan đến tim mạch và tăng huyết áp.
- Các loại thuốc khác. Nếu bạn đang gặp các vấn đề làm tăng nguy cơ xơ vữa như bệnh đái tháo đường, béo phì,… thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các bệnh lý này.
Can thiệp và phẫu thuật
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật như:
- Nong mạch hoặc đặt stent động mạch
- Phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, thay đoạn động mạch chủ, bắc cầu nối mạch chi, bắc cầu nối mạch chủ – vành.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của mảng xơ vữa.
Lưu ý:
- Bỏ thuốc lá
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày
- Tránh căng thẳng, stress
- Cải thiện cân nặng về mức hợp lý
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời hạn chế các thực phẩm gây hại.
Phatra Tricholes – Hỗ trợ giảm mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch
Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.
Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
- Giảm nồng độ triglycerid
- Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
- Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol
Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.