Đột quỵ là gì? 7 dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật phổ biến ở Việt Nam. Trong số 200.000 ca bệnh mỗi năm, có hơn 50% tử vong, 40% sống sót nhưng tàn tật và chỉ có 10% sốt sót và bình phục hoàn toàn. 

Vậy, đột quỵ là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Các dấu hiệu phát hiện và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này!

đột quỵ là gì

Đột quỵ là gì? 

Đột quỵ ( tên tiếng Anh: Stroke ) hay đột quỵ não là tình trạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm. Điều này làm cản trở quá trình não nhận oxy và chất dinh dưỡng. Dẫn tới các tế bào não bắt đầu chết đi trong vài phút và gây tổn thương não nghiêm trọng. 

Đây là một trường hợp cần cấp cứu y tế và điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác. Thậm chí là tử vong nhanh chóng.

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải 2 bệnh khác nhau?

Rất nhiều người thắc không không biết đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải 2 bệnh khác nhau không? Trên thực tế, đây chỉ là tên gọi khác của cùng một bệnh. Đều biểu thị sự tổn thương của não bộ khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn hoặc giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, tai biến mạch máu não sẽ nhấn mạnh về nơi gây ra bệnh. 

Hiện nay, đột quỵ không chỉ xuất hiện ở người già mà ngày càng có xu hướng xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Gia tăng mạnh ở độ tuổi 40 – 45, thậm chí xuất hiện ở cả những bạn trẻ độ tuổi 20.

Nhiều báo cáo cho thấy, các trường hợp đột quỵ có thể xảy ra ngay sau khi tắm, đặc biệt là tắm đêm. Ngoài ra còn có thể xuất hiện khi ngủ hay sau khi tập thể dục. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Nguyên nhân gây đột quỵ và các đối tượng nguy cơ

Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Bao gồm: Động mạch bị tắc nghẽn ( đột quỵ do thiếu máu cục bộ ) và rò rỉ/vỡ mạch máu ( đột quỵ xuất huyết ). Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, đây được gọi là thiếu máu não thoáng qua ( TIA ). Chúng ta hãy cùng xem xét từng trường hợp.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Xảy ra khi mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm cản trở máu lưu thông đến não. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn này là do tình trạng Xơ vữa động mạch hoặc xuất hiện cục máu đông trong các mạch máu của não.

Xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân gây hẹp lòng mạch phổ biến. Bên cạnh đó, với những mảng xơ vữa không được ổn định, chúng sẽ vỡ ra thành các mảnh nhỏ và trôi theo dòng máu. Khi trôi đến các mạch máu nhỏ hơn và bị mắc kẹt lại, mảnh vụn sẽ làm tắc mạch não và gây đột quỵ.

 Xem thêm: Những thông tin cần biết về xơ vữa động mạch

Đột quỵ xuất huyết não

Xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ, gây xuất huyết não. Tình trạng xuất huyết não có thể do nhiều bệnh lý ảnh hưởng, bao gồm:

  • Tăng huyết áp liên tục và không kiểm soát được
  • Điều trị quá mức bằng thuốc chống đông máu
  • Phình động mạch
  • Chấn thương não ( ví dụ như tai nạn xe )
  • Bệnh mạch máu não amyloid
  • Thiếu máu cục bộ dẫn tới xuất huyết
  • Dị dạng động mạch

Cơn thiếu máu não thoáng qua ( TIA )

Cơn thiếu máu não thoáng qua ( TIA ) đôi khi còn được gọi là chứng đột quỵ nhẹ. Đây là tình trạng xảy ra khi một cục máu đông hoặc các mảnh vụn làm giảm hoặc ngăn chặn tạm thời dòng máu đi đến não. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và không gây tổn thương vĩnh viễn.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

Lối sống không lành mạnh

  • Thừa cân, béo phì
  • Lười vận động
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia
  • Sử dụng ma tuý 
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động

Tình trạng bệnh lý liên quan

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh mỡ máu, nồng độ cholesterol cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Đái tháo đường
  • Chứng khó thở khi ngủ
  • Các bệnh lý về tim mạch, bao gồm: Suy tim, Nhiễm trùng tim, Loạn nhịp tim, Dị tật tim,…

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có người bị đột quỵ
  • Tuổi tác. Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
  • Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người thuộc chủng tộc khác.
  • Giới tính. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
  • Nội tiết tố. Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm Estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh

7 Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Bạn đọc cần cảnh giác với 7 dấu hiệu cảnh báo sau đây:

  • Khó nói. Bạn có thể bị nói ngọng, líu lưỡi, nhầm nhầm hoặc khó hiểu lời nói của người khác.
  • Tê mặt, cánh tay hoặc chân. Thường cảm giác tê chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể. 

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách: Cố gắng đồng thời nâng cả hai tay qua đầu. Nếu một bên cánh tay bị rơi xuống thì bạn có thể có dấu hiệu đột quỵ.

  • Mặt không cân xứng, một bên miệng bị méo xệ xuống
  • Mờ một hoặc cả hai bên mắt, không nhìn rõ
  • Đau đầu, chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy đau đầu đột ngột, dữ dội kèm theo chóng mặt và nôn mửa.
  • Rối loạn trí nhớ, mất khả năng nhận thức
  • Đi lại khó khăn. Bạn có thể bị vấp ngã, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết đột quỵ nhờ áp dụng quy tắc F.A.S.T như sau:

1. Mặt ( Face ). Khi cố gắng cười, gương mặt có dấu hiệu mất cân đối, một bên mặt bị xệ xuống.

2.Tay ( Arm ). Khi giơ cả hai cánh tay lên, một cánh tay bị rơi xuống dưới không kiểm soát được. Hoặc một cánh tay không thể vươn lên cao.

3.Lời nói ( Speed ). Khó nói, khó phát âm, nói không rõ ràng, nói ngọng, nói lắp

4.Thời gian ( Time ). Nếu bạn quan sát thấy 3 dấu hiệu trên, hay nhanh chóng gọi xe cấp cứu  và đến bệnh viện sớm nhất có thể.

7 dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ có chết không? 

Đột quỵ có thể gây tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tuỳ thuộc vào thời gian não bị thiếu máu và những bộ phận bị ảnh hưởng. Thậm chí, nếu không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ hoàn toàn có thể gây tử vong.

Hướng dẫn sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà

Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu tới, bạn có thể tiến sơ cứu như sau:

  • Để phần đầu và phần lưng của bệnh nhân nằm nghiêng một gíc 45 độ so với mặt đất để phòng tránh bị sặc đường thở.
  • Mở phần cổ áp để phần cổ ngực bệnh nhân được thông thoáng. Đồng thời kiểm tra nhịp thở của người bệnh. Nếu có hiện tượng ngừng tim, cần tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
  • Dùng khăn quấn quanh ngón trỏ và lấy sạch đờm dãi trong miệng bệnh nhân
  • Nếu bệnh nhân co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn vải để ngang miệng bệnh nhân. 
  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay chân, không được cạo gió.
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa đột quỵ

Việc phòng ngừa bệnh thường kết hợp giữa kiểm soát các yếu tố nguy cơ, xây dựng lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, với những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một số thuốc để phòng ngừa.

phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống

Một số lời khuyên của chuyên gia:

  • Kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Đây là một trong những việc quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp và thay đổi lối sống lành mạnh thường được áp dụng để kiểm soát huyết áp.
  • Tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và chất xơ
  • Chế độ ăn uống ít cholesterol và chất béo bão hoà. Điều này có thể giúp giảm sự tích tụ các chất béo trong lòng động mạch. Nếu chế độ ăn uống không đủ để kiểm soát mỡ máu, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm mỡ máu.

Xem thêm: TOP 10 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và ma tuý
  • Quản lý bệnh đái tháo đường ( tiểu đường ). Bằng cách ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu các phương pháp này không giúp bạn kiểm soát được bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tiểu đường.
  • Quản lý cân nặng. Xây dựng mức cân nặng hợp lý có thể giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,… Góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ.
  • Tăng cường vận động. Tập thể dục giúp cải thiện huyết áp, tim mạch và sức khoẻ tổng thể của bạn. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể dục, thể thao. Chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy,…

Sử dụng thuốc phòng ngừa đột quỵ

Khi các biện pháp cải thiện không mang lại nhiều hiệu quả hoặc người bệnh có nguy cơ cao mắc đột quỵ, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng một số loại thuốc phòng ngừa. Bao gồm:

  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

Tiểu cầu là các tế bào máu tham gia vào việc hình thành các cục máu đông. Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu sẽ làm cho các tế bào tiểu cầu ít dính vào nhau, do vậy làm giảm khả năng đông máu. 

Loại thuốc ức chế kết tập tiểu cầu phổ biến nhất là Aspirin. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả thì bác sĩ cũng có thể cân nhắc kê đơn Aggrenox. Đây là một loại thuốc kết hợp giữa Aspirin liều thấp và dipyridamole để giảm nguy cơ đông máu. 

  • Thuốc chống đông máu

Những loại thuốc này làm giảm sự đông máu. Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng, tuỳ vào tình trạng của bạn như:

Heparin có tác dụng nhanh với được sử dụng trong thời gian ngắn.

Warfarin tác dụng chậm hơn có thể được sử dụng lâu dài hơn. Lưu ý, Warfarin là một loại thuốc làm loãng máu mạnh, vì vậy bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn và đề phòng các tác dụng phụ. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tác dụng của warfarin.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn về Đột quỵ. Hy vọng đã cung cấp thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe, điều trị và phòng ngừa bệnh. Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Các bài viết của Phatra Tricholes chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *