Xơ vữa động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay.
Xơ vữa động mạch vành là gì?
Xơ vữa động mạch vành là một tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp cho tim. Trong đó, có sự tích tụ của các mảng xơ vữa bám trong thành động mạch vành. Các mảng xơ vữa làm cho động mạch trở nên hẹp hơn và cản trở quá trình lưu thông máu nuôi tim.
Mảng bám được hình thành từ một số chất béo có trong máu như cholesterol, kết tụ cùng các chất khác. Mảng bám có thể tích tụ và lớn dần theo thời gian và khiến động mạch ngày càng hẹp. Lưu lượng máu đến tim bị cản trở hoặc tắc nghẽn có thể gây ra các cơn đau thắt ngực.
Nguyên nhân gây bệnh
Xơ vữa động mạch thường xuất hiện khi kết hợp nhiều yếu tố rủi ro như lối sống không lành mạnh, di truyền hay các bệnh lý liên quan.
Một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành bao gồm:
- Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng
- Di truyền
- Hút thuốc
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn giàu chất béo bẽo hoà
- Lười vận động
- Các chỉ số mỡ máu bất thường như: Cholesterol cao, LDL cholesterol cao, Triglyceride cao, HDL cholesterol thấp
- Các bệnh lý liên quan: Mỡ máu cao, tăng huyết áp, Đái tháo đường,…
Trong các yếu tố này, có nhiều yếu tố rủi ro có thể thay đổi và cải thiện được. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong các giải pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành thường không có dấu hiệu và triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh tiến triển và ảnh hưởng đáng kể tới lưu lượng máu nuôi tim thì có thể xuất hiện các triệu chứng đau thắt ngực hoặc đau tim. Triệu chứng này thường tăng lên khi hoạt động và giảm xuống khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Đau ngực hoặc cảm giác nặng ở ngực, khó chịu
- Tim đập nhanh hoặc không đều
- Đau lan tỏa: Đau lan khắp hàm, cánh tay, vai hoặc lan ra sau lưng
- Khó thở
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Mất ý thức
Bất kỳ ai nhận thấy các dấu hiệu trên nên nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tránh trường hợp chủ quan, đến khi phát hiện bệnh đã gặp phải những biến chứng đáng tiếc.
Các xét nghiệm chẩn đoán xơ vữa động mạch vành
Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh gồm:
- Điện tâm đồ. Xác định các vấn đề về nhịp tim hoặc các dấu hiệu của cơn đau tim
- Xét nghiệm gắng sức tim ( xét nghiệm căng thẳng tim ). Đo sự hoạt động của tim khi hoạt động gắng sức.
- Siêu âm tim. Theo dõi nhịp tim, cấu trúc, kích thước và chức năng tim.
- Chụp CT mạch vành. Xác định tắc nghẽn trong các động mạch ở tim
- Thông tim. Xác định được các động mạch bị tắc nghẽn hoặc hạn chế, có thể kết hợp các phương pháp can thiệp để giảm tắc nghẽn.
Điều trị xơ vữa động mạch vành
Các phương pháp điều trị xơ vữa thường bao gồm: thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Trường hợp cần thiết có thế kết hợp với các thủ thuật hoặc phẫu thuật để điều trị.
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi lối sống quan trọng trong điều trị:
- Bỏ thuốc lá
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số mỡ máu, đặc biệt là cholesterol
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hoà, cholesterol và muối.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân
Xem thêm: Các thực phẩm chống xơ vữa động mạch
Sử dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị, trong đó có các nhóm thuốc sau:
- Nhóm thuốc ức chế beta. Có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu và giảm huyết áp,…
- Thuốc giảm mỡ máu
- Thuốc giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc mới giúp làm tan mảng xơ vữa động mạch. Bạn đọc có thể tham khảo tại đường link sau: ( link )
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp động mạch bị tắc nghẽn nhiều, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp can thiệp. Sau khi chụp ảnh động mạch vành, các bác sĩ sẽ xác định được chỗ bị tắc nghẽn. Từ đó lựa chọn thủ thuật nong mạch ( sử dụng bóng để mở chỗ tắc nghẽn ) và đặt stent ( sử dụng ống lưới thép để giữ cho động mạch được thông ). Đôi khi, bác sĩ cần phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để gắn các động mạch, tĩnh mạch mới đi xung quanh chỗ tắc nghẽn.
Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp đặt stent động mạch
Phatra Tricholes – Hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch
Phatra Tricholes chứa chiết xuất giảo cổ lam, chiết xuất lá sen, dầu thông đỏ, dầu tía tô, cao men gạo đỏ, dầu óc chó… Hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó giúp giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.
Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
- Giảm nồng độ triglycerid
- Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
- Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol
Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.