Đặt stent mạch vành là gì? Quy trình, Chi phí và Lưu ý khi thực hiện

Đặt stent mạch vành là một phương pháp điều trị các bệnh lý về mạch vành. Với ưu điểm khá an toàn, ít xâm lấn và mang lại hiệu quả cao, phương pháp này ngày càng được sử dụng phổ biến. Cùng Phatra Tricholes tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!

Đặt stent mạch vành

Đặt stent mạch vành là gì? Chỉ định của phương pháp

Trong các bệnh lý gây tắc nghẽn mạch và cản trở lưu thông máu như xơ vữa động mạch vành, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp đặt stent mạch. 

Đặt stent mạch vành là phương pháp sử dụng một ống kim loại hoặc ống nhựa để mở rộng lòng mạch vành, nơi đang bị hẹp/tắc. Qua đó, giúp lượng máu lưu thông trở lại và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Xơ vữa động mạch là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Điều trị

Bên cạnh đó, stent còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch trong não và mở thông các bộ phận khác. Như ống mật, đường dẫn khí trong phổi, đường tiết niệu,…

Đặt stent động mạch vành thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về mạch vành. Bao gồm:

  • Động mạch vành bị hẹp do xơ vữa từ 70% trở lên 
  • Đau thắt ngực không khống chế được bằng các phương pháp điều trị nội khoa. Hoặc có xuất hiện tình trạng thiếu máu cơ tim và tổn thương ở một động mạch vành.
  • Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên mà phân tầng nguy cơ cao
  • Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
  • Cơn đau thắt ngực sau khi thực hiện phẫu thuật cầu nối chủ vành
  • Tái hẹp mạch vành sau khi can thiệp

Hình ảnh đặt stent mạch vành

Hình ảnh đặt stent mạch vành

Lưu ý trước khi tiến hành đặt stent 

Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và thăm khám kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bạn. Bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm chụp động mạch, chụp X – quang phổi, điện tâm đồ, xét nghiệm máu,… 

Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn chuẩn bị một số vấn đề như:

  • Điều chỉnh hoặc ngừng một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Do vậy, hãy cung cấp cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc và sản phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng.
  • Thông thường, bạn sẽ cần ngừng ăn uống từ 6 – 8 giờ trước khi chụp mạch.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Thường bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm viện qua đêm để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Do vậy, hãy sắp xếp phương tiện và công việc của bạn hợp lý.

Quy trình và cách đặt stent mạch vành

Sau khi thăm khám và đánh giá được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thủ thuật đặt stent.  Đặt stent sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Bước 1: Mở đường vào động mạch vành

  • Sát khuẩn vị trí bắt đầu đưa stent vào. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trên khu vực can thiệp.
  • Từ vị trí da, bác sĩ sẽ mở đường đến động mạch vành thông qua động mạch ở vùng đùi, cánh tay hoặc cổ tay

Bước 2: Đặt stent

  • Đặt một ống dẫn nhỏ và mỏng vào mạch máu. 
  • Tiến hành nong bóng để mở rộng lòng mạch đang bị hẹp
  • Đặt stent vào khu vị trí động mạch vừa được mở rộng. Kiểm tra lại xem stent có hoạt động tốt không.
  • Rút ống dẫn ra khỏi động mạch và xử lý vết thương.

Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu và áp lực ở khu vực đặt ống thông. Nhưng thông thường sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật vì đã được gây tê cục bộ. 

Quá trình đặt stent có thể mất vài giờ, tuỳ thuộc vào độ khó và số lượng mạch bị tắc nghẽn. Đồng thời tùy thuốc vào bất kỳ biến chứng nào có thể phát sinh hay không.

Biến chứng sau đặt stent mạch vành

Mặc dù đặt stent động mạch một phương pháp ít xâm lấn và có độ an toàn cao hơn so với phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ. Tuy nhiên, thủ thuật này vẫn có một số rủi ro nhất định.

Cảnh giác biến chứng khi đặt stent mạch vành

Một số rủi ro thông thường 

  • Tái hẹp động mạch vành. Sau đặt stent động mạch, có một tỉ lệ nhỏ nguy cơ động mạch có thể bị tắc lại. Đặc biệt, nguy cơ tái hẹp động mạch khoảng 10 – 20 % khi sử dụng stent kim loại trần.
  • Xuất hiện cục máu đông. Cục máu động có thể được hình thành trong stent ngay cả sau khi làm thủ thuật. Những cục máu đông này có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim
  • Chảy máu. Bạn có thể bị chảy máu ở chân hoặc cánh tay, nơi mà ống thông được đưa vào. Thông thường, sự chảy máu này chri dẫn đến một vết bầm tím trên da. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể chảy máu nghiêm trọng, khiến bệnh nhân phải truyền máu.

Một số rủi ro hiếm gặp 

  • Đau tim. Mặc dù hiếm gặp nhưng bạn có thể bị đau tim trong quá trình tiến hành thủ thuật.
  • Tổn thương động mạch vành. Động mạch vành có thể bị rách hoặc vỡ trong quá trình tiến hành thủ thuật.
  • Các vấn đề về thận. Thuốc cản quang được sử dụng trong quá trình đặt stent có thể gây tổn thương thận, đặc biệt ở những người có tiền sử mắc bệnh thận. 
  • Đột quỵ. Trong quá trình đặt stent, đột quỵ có thể xảy ra nếu mảng xơ vữa bị bong ra khi ống thông đang được luồn qua động mạch. Các mảng xơ vữa và cục máu đông có thể di chuyển đến não, gây tắc mạch não và dẫn tới đột quỵ. 

Xem thêm: Đột quỵ là gì? 7 dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh

  • Nhịp tim bất thường. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, nhịp tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Tuy nhiên, trình trạng này thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn.

Chi phí đặt stent mạch vành

Chi phí đặt stent mạch vành còn phụ thuộc vào cơ sở bệnh viện điều trị, tình trạng bệnh, mức độ chi trả của bảo hiểm và loại stent mà bạn chọn. Trung bình, tổng chỉ phí đặt stent dao động từ 40 – 120 triệu đồng cho một lần đặt. 

Bạn đọc có thể tham khảo bảng giá đặt stent mạch vành tại một số bệnh viện uy tín như:

Bệnh viện tim Hà Nội

  • Đặt stent thường: 40 triệu đồng/lần
  • Đặt stent phủ thuốc: 60 triệu đồng/lần

Trong đó, nếu có Bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được chi trả khoảng 20 – 25 triệu đồng.

Bệnh viện Việt Đức

Chi phí đặt stent mạch vành ở bệnh viện Việt Đức dao động khoảng 50 – 70 triệu đồng/lần đặt. Nếu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, bệnh nhân sẽ được chi trả khoảng 60 – 80% chi phí phẫu thuật.

Bệnh viện Bạch Mai

Mức giá đặt stent mạch tại bệnh viện Bạch Mai dao động khoảng 40 – 60 triệu động, tuỳ thuộc vào loại stent.

Bệnh viện TW Quân đội 108

Chi phí đặt stent rơi vào khoảng 40 – 60 triệu đồng. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế, có thể sẽ được bảo hiểm chi trả 20 – 25 triệu đồng.

Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu?

Không phải cứ đặt stent xong là bệnh nhân sẽ khỏi bệnh mạch vành. Stent chỉ giúp hạn chế những tác động của mảng xơ vữa động mạch vành. Nếu bệnh nhân không có phương pháp điều trị và kiểm soát tốt, các mảng xơ vữa có thể tích tụ nhiều thêm hoặc hình thành ở các vị trí khác, gây cản trở lưu thông máu và xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sự chăm sóc sau khi đặt stent. Nếu tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, người bệnh có thể sống được 10 – 20 năm hoặc nhiều hơn nữa. 

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt các yếu tố gây xơ vữa, động mạch có thể bị tắc hoặc hẹp trở lại. Gây nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loạn nhịp tim,.. thì tuổi thọ có thể bị giảm đi rất nhiều, có thể từ vài tháng đến vài năm.

Như vậy, Đặt stent mạch vành là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành. Để biết cụ thể và chi tiết hơn, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và nhận được lời khuyên tốt nhất đối với tình trạng của mình. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *