Xét nghiệm Triglyceride và những điều cần biết

Triglyceride là một chất béo mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày, có chủ yếu trong cơ thể của động vật, thực vật, được nạp vào cơ thể thông qua việc ăn uống và biến đổi thành năng lượng của tế bào. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều Triglyceride có thể dẫn tới tình trạng dư thừa, gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Đây là thủ phạm chính gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, đột quỵ,…Xét nghiệm Triglyceride để định lượng chỉ số chất béo này ở trong máu.

xét nghiệm triglyceride

Xét nghiệm Triglyceride là gì?

Xét nghiệm Triglyceride được hiểu là phân tích hàm lượng Triglyceride có trong máu bằng định lượng. Từ đó các bác sĩ đánh giá sự cân bằng giữa lượng chất béo được nạp vào và chuyển hóa trong cơ thể để xác định xem bạn có bị bệnh mỡ máu cao hay không.

Để có thể biết được chỉ số chất béo trung tính ( Triglyceride ) bạn cần phải làm xét nghiệm sinh hóa máu. Định lượng Triglyceride là một trong những định lượng của xét nghiệm mỡ máu, thường được thực hiện theo phương pháp enzym so màu. 

Kết quả xét nghiệm Triglyceride

Chỉ số máu Triglyceride ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride là cao, thấp hay bình thường ở người lớn được đánh giá theo 4 mức sau:

  • Chỉ số ở mức bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Chỉ số ở mức ranh giới cao: từ 150 đến 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L).
  • Chỉ số ở mức cao:  từ 200 đến 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).
  • Chỉ số ở mức rất cao: trên 500mg/dL (trên 6 mmol/L).

kết quả xét nghiệm triglyceride

* Để biết chính xác chỉ số Triglyceride trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp, cách tốt nhất là bạn cần tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện hoặc những cơ sở y tế uy tín. Chỉ số chất béo trung tính Triglycerid toàn phần ở mức bình thường là nhỏ hơn 2,3 mmol/L. Nếu lớn hơn 2,3 mmol/L thì được gọi là mỡ máu cao.

Triglyceride cao có nguy hiểm không?

Hàm lượng Triglyceride trong máu cao thường xuyên là nguyên nhân dẫn tới bệnh mỡ máu cao với các nguy cơ:

1. Thiếu máu lên não

Các mảng mỡ hình thành do chất béo trung tính tăng cao bám vào thành động mạch. Gây thiếu máu lên não, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…

2. Nguy cơ cao mắc các bệnh huyết áp cao 

Khi hàm lượng Triglyceride tăng cao trong máu có thể hình thành các mảng xơ vữa gây chít hẹp mạch máu. Từ đó gia tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. 

Để đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, chỉ số mỡ máu cũng cần phải được kiểm tra và đánh giá. Giúp bác sĩ tìm  ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

3. Bệnh mạch vành 

Là tên gọi chung cho nhiều bệnh lý khác nhau:  suy mạch vành, hẹp mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ,… Đây là một bệnh lý nguy hiểm bởi động mạch vành là con đường cung cấp máu đến tim. Các mảng mỡ bám vào đây do nồng độ Triglyceride cao có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,… thậm chí là đột quỵ. 

Xem thêm: Bệnh mạch vành là gì? Cách chăm sóc và điều trị hợp lý

4. Gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan 

Triglyceride lắng đọng tại gan sẽ hình thành các mảng mỡ, bám lấy gan và xâm lấy tế bào gan. Gây ra các bệnh gan mãn tính như gan nhiễm mỡ, sẹo gan,…

5. Tiểu đường type II 

Người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan. Cụ thể:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2 – 4 lần
  • Tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần
  • Tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân bị tiểu đường thông thường. 

Đường huyết tăng cao kèm mỡ máu cao sẽ tăng nguy cơ gây tổn thương thành mạch máu. Nếu mỡ máu cao thường xuyên, cholesterol lắng đọng trong các thành mạch. Lâu dần tiến triển gây viêm tắc động mạch và tĩnh mạch.

6. Viêm tuyến tụy

Chất béo trung tính tăng cao sẽ làm tổn thương các tế bào tụy do các acid béo tự do tăng cao. Từ đó hàm lượng các chất trung gian của phản ứng viêm và gốc tự do tăng cao gây ra viêm tụy. 

Triệu chứng thường thấy gồm sốt, đau bụng giữ dội, nôn mửa. Nếu không cấp cứu kịp thời, dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể gậy nguy hiểm đến tính mạng. 

7. Gout 

Triglyceride có thể gây ra viêm tụy cấp tính. Kéo theo hệ quả là tăng lượng acid uric – nguyên nhân gây ra Gout

8. Tê bì, đau nhức tay chân

Các mảng mỡ bám vào thành động mạch máu chảy đến tay chân do lượng chất béo trung tính tăng cao. Dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PDA).

Triệu chứng thường thấy là tê bì, đau nhức chân tay. Để lâu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân.

Lưu ý khi xét nghiệm Triglyceride

lưu ý khi xét nghiệm triglyceride

Trước khi xét nghiệm chỉ số Triglyceride trong máu cần nhịn ăn từ 9 – 12 giờ và không uống rượu trong vòng 24 giờ.

Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, estrogen, corticosteroids, thuốc ức chế protease HIV có thể làm tăng hàm lượng Triglyceride trong máu. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm nếu đang sử dụng 1 trong những loại thuốc này.

Chỉ số mỡ máu ở người lớn và trẻ con là khác nhau.

Nên duy trì kiểm tra nồng độ Triglyceride trong cơ thể định kỳ 6 tháng 1 lần. Giúp kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của bạn. 

Nên duy trì kiểm tra nồng độ Triglyceride nhiều hơn khi bạn thuộc 1 trong số những trường hợp sau đây:

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học. 
  • Nghiện rượu bia, thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Đái tháo đường
  • Người cao tuổi
  • Gia đình có người mắc bệnh tim hoặc bản thân có tiền sử mắc bệnh tim
  • Mắc bệnh tuyến giáp hoặc đã phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Cần làm gì để phòng ngừa và kiểm soát Triglyceride tăng cao? 

Để phòng ngừa và kiểm soát Triglyceride tăng cao, nên định kỳ đi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm sinh hóa máu đồng thời duy trì lối sống lành mạnh:

  • Hạn chế ăn những đồ ăn có chứa Cholesterol cao
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Tăng chất xơ vào trong khẩu phần ăn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh stress căng thẳng.

Xem thêm: Uống gì để giảm Triglyceride? TOP 7 loại nước uống bạn không thể bỏ qua

Trên đây là một số thông tin mà TRICHOLES gửi tới bạn đọc về những vấn đề xoay quanh Xét nghiệm Triglyceride. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mỡ máu và cách điều trị, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1800 0089 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *