Tăng triglyceride máu là tình trạng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ, đặc biệt là ở những người mỡ máu cao hay nguy cơ xơ vữa động mạch. Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu bạn chưa biết nên uống gì để giảm triglyceride trong máu nhé!
Khi việc xây dựng chế độ ăn uống cùng lối sống lành mạnh không đủ để giảm mỡ máu thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì một số loại nước uống cũng có tác dụng làm giảm triglyceride máu rất hiệu quả. Vậy, người bệnh nên uống gì để giảm triglyceride máu?
Thuốc giảm triglyceride
Hiện nay, thường sử dụng các nhóm thuốc sau trong điều trị bệnh mỡ máu có tăng triglyceride:
- Nhóm hạ mỡ máu statin. Gồm các thuốc như Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin,… Thuốc giúp giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng, đặc biệt là tiêu cơ vân và viêm gân.
- Nhóm hạ mỡ máu Fibrat. Gồm các thuốc như Fenofibrat, Ciprofibrat, Bezafibrat, Gemfibrozil. Nhóm thuốc này giúp giảm quá trình sản xuất triglycerid máu, đồng thời tăng đào thải triglyceride ra khỏi máu. Từ đó làm giảm lượng triglyceride tới 30 – 50%.
- Vitamin B3 ( còn gọi là Niacin ). Vitamin B3 giúp giảm triglyceride và LDL cholesterol. Ngoài ra chúng còn giúp tăng lượng HDL cholesterol. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 thông qua thuốc hoặc nguồn thực phẩm như thịt, rau xanh, ngũ cốc,…
Các thuốc có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để cho tác dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp các tình trạng ảnh hưởng sức khoẻ do tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
Xem thêm: TOP 10+ thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng
Uống gì để giảm triglyceride? TOP 7 loại nước uống giúp giảm triglyceride
Có nhiều loại nước uống có thể giảm triglyceride một cách tự nhiên và an toàn. Bạn đọc có thể tham khảo 7 loại nước uống sau:
1. Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, catechin và EGCG rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chống béo phì hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được việc tiêu thụ trà xanh giúp hạ mỡ máu. Cụ thể, chiết xuất trà xanh giúp giảm nồng độ triglyceride và LDL cholesterol trong máu. Từ đó, cải thiện được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Bên cạnh trà xanh truyền thống thì bạn cũng có thể sử dụng các loại trà với hương vị thơm ngon khác. Như hồng trà ( trà đen ) và trà ô long. Tuy nhiên, hàm lượng chất chống oxy hoá trong các loại trà này thường thấp hơn trà xanh.
2. Trà Atiso
Actiso từ lâu đã được biết đến như thần dược mát gan, giải độc gan. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng của atiso đối với bệnh mỡ máu.
Theo đó, nghiên cứu về tác dụng của atiso được đăng tải trên Tạp chí y khoa Hoa Kỳ ( Pubmed ) cho biết:
Việc bổ sung chiết xuất atiso giúp giảm đáng kể cả triglyceride và LDL cholesterol trong máu. Điều này cho thấy việc bổ sung trà atiso có thể giúp cải thiện nồng độ triglyceride máu hiệu quả.
3. Trà giảo cổ lam
Với câu hỏi Uống gì để giảm triglyceride máu thì giảo cổ lam là một câu trả lời không thể thiếu. Giảo cổ lam còn được gọi với tên gọi Nhân sâm phương nam, đủ để cho chúng ta biết về sự quý giá của loại dược liệu này. Không chỉ cho tác dụng tốt đối với các bệnh về gan, tiểu đường mà giảo cổ lam còn giúp hạ mỡ máu rất tốt.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, giảo cổ lam giúp giảm triglyceride và cholesterol ở bệnh nhân mỡ máu cao.
4. Trà lá sen
Lá sen được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền và trong các bài thuốc dân gian trị bệnh mỡ máu. Chiết xuất lá sen có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Đồng thời cải thiện mức HDL cholesterol ở những bệnh nhân có hàm lượng thấp. Bên cạnh tác dụng giúp hạ mỡ máu, chiết xuất lá sen còn giúp chống béo phì rất hiệu quả.
Có nhiều cách để sử dụng lá sen giảm triglyceride, trong đó cách đơn giản nhất là uống trà lá sen. Bạn cũng có thể tham khảo nhiều bài thuốc nam trị mỡ máu từ lá sen vô cùng hiệu quả mà lại có thể áp dụng ngay tại nhà dưới dây:
Xem thêm: TOP 5 cách lá sen chữa mỡ máu hiệu quả
5. Nước ép cà chua
Cà chua là một thực phẩm phổ biến trên toàn cầu, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng giảm lipid máu của chúng. Nước ép cà chua chứa nhiều lycopene, β-carotene, anthocyanin và flavonoid. Việc bổ sung nước ép cà chua giúp làm giảm nồng độ triglyceride và LDL cholesterol trong máu. Đặc biệt, uống nước ép cà chua trong 6 tuần giúp cải thiện đáng kể chứng tăng mỡ máu.
Xem thêm: 5 bài thuốc trị mỡ máu dân gian an toàn và hiệu quả
6. Nước tía tô
Tía tô mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe, trong đó có hạ mỡ máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tía tô có thể làm giảm đáng kể sự tăng cân của cơ thể. Ngoài ra, nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL trong huyết tương đã giảm đáng kể khi bổ sung chiết xuất tía tô so với nhóm không sử dụng.
7. Sinh tố sữa hoa quả
Nhiều loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch kết hợp với các loại trái cây rất tốt đối với những người gặp tình trạng tăng lipid máu.
Bạn có thể làm sinh tố đậu nành hoa quả theo công thức sau:
- 250ml sữa đậu nành
- 1 quả chuối
- 1 nắm nho hoặc mận khô
- 1 lát xoài
- 2 quả mận nhỏ
- 1 chút cải xoăn
- 2/3 cốc bí ngô xay nhuyễn
Các nguyên liệu này có thể thêm hoặc bớt lượng để thêm phần thơm ngon và hợp với khẩu vị của bạn.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi: Uống gì để giảm triglyceride? Hy vọng đã giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn sức khỏe!