Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Để đánh giá và kiểm soát bệnh mỡ máu thì việc am hiểu về các chỉ số mỡ máu là rất quan trọng. Vậy, khi xét nghiệm mỡ máu thì chúng ta cần quan tâm tới các chỉ số nào? Và chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm? 

Chỉ số mỡ máu

Chỉ số mỡ máu là gì?

Một xét nghiệm mỡ máu hoàn chỉnh sẽ có 4 chỉ số mỡ máu. Bao gồm: Triglyceride, Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và HDL cholesterol. Các chỉ số này có thể giúp xác định nguy cơ tích tụ chất béo trong lòng động và các vấn đề liên quan. Vậy, những chỉ số này cao bao nhiêu là nguy hiểm? Chi tiết về từng chỉ số sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Triglyceride

Triglyceride là một loại chất béo trung tính trong máu. Khi bạn tiêu thụ thức ăn, cơ thể sẽ chuyển hoá lượng calo dư thừa thành dạng chất béo trung tính để dự trữ trong các tế bào mỡ. Và khi cần, cơ thể sẽ lấy nguồn dữ trữ này để chuyển hoá thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống.

Tuy nhiên, nếu lượng triglyceride tăng cao trong máu là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác. Trong đó có xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, viêm tuỵ cấp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì,…

Đối với người lớn trên 20 tuổi, chỉ số triglyceride được đánh giá như sau:

  • Chỉ số triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL 
  • Mức biên giới: 150 đến 199 mg / dL dL 
  • Mức cao: 200 – 499 mg/dL 
  • Mức rất cao: trên 500 mg/dL 

Như vậy, đối với chỉ số triglyceride thì từ 200 mg/dL trở nên được gọi là mức cao. Và từ 500 mg/dL trở lên được coi là chỉ số nguy hiểm.

Chỉ số triglyceride tăng cao liên quan tới một số yếu tố. Bao gồm thừa cân, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hoà, chế độ ăn nhiều đường, nghiện rượu, hút thuốc, lười vận động,… và các bệnh lý liên quan như tiểu đường.

Xem thêm: Ý nghĩa chỉ số triglyceride. Làm sao để kiểm soát chúng hiệu quả?

Cholesterol toàn phần

Là tổng lượng cholesterol có trong máu. Đây là một thành phần của mỡ máu, có chức năng quan trọng. Cholesterol tham gia vào quá trình sản xuất một số loại hormon, mô tế bào và bài tiết mật. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng cao có thể gây nhiều bệnh lý. Như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ,…

Chỉ số cholesterol toàn phần được đánh giá như sau:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần mức bình thường: Dưới 200 mg / dL
  • Mức biên giới:  200-239 mg / dL
  • Mức cao: 240 mg / dL trở lên

Do cholesterol không tan được trong máu nên cần gắn với các lipoprotein như LDL và HDL để vận chuyển đi khắp cơ thể. Do vậy, chúng ta có thêm 2 chỉ số với ý nghĩa khác nhau: LDL cholesterol và HDL cholesterol.

Như vậy, đối với chỉ số cholesterol toàn phần thì từ 240 mg/dL trở nên được gọi là mức cao. 

LDL cholesterol ( LDL – C )

LDL cholesterol còn được gọi là cholesterol xấu. Chúng có vai trò vận chuyển cholesterol từ gan theo dòng máu và đi đến các cơ quan trong cơ thể. Khi nồng độ LDL cholesterol tăng cao sẽ dẫn tới sự tích tụ mảng bám ở trong lòng động mạch. Tình trạng này còn được gọi là Xơ vữa động mạch.

Chỉ số LDL cholesterol

Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ,…

Chỉ số LDL cholesterol được đánh giá như sau:

  • Mức tối ưu: Dưới 100 mg / dL
  • Mức gần tối ưu: 100-129 mg / dL
  • Mức biên giới cao: 130-159 mg / dL
  • Mức cao: 160-189 mg / dL
  • Mức rất cao: từ 190 mg / dL trở lên

Như vậy, đối với chỉ số LDL cholesterol thì từ 160mg/dL trở nên được gọi là mức cao. Và từ 190mg/dL trở lên được coi là chỉ số nguy hiểm.

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn tới LDL cholesterol cao và cách giảm hiệu quả

HDL cholesterol ( HDL – C )

Trái với LDL cholesterol, HDL cholesterol lại được coi là loại cholesterol tốt cho sức khỏe. Chúng có vai trò vận chuyển chất béo dư thừa từ các cơ quan về gan để xử lý. Giúp ngăn ngừa các mảng bám gây xơ vữa động mạch. Do vậy, người có chỉ số HDL cholesterol càng thấp thì càng có nguy cơ mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tim mạch,…

Chỉ số HDL cholesterol

Chỉ số HDL cholesterol được đánh giá phân biệt giữa nam giới và nữ giới như sau:

Mức thấp ( gây hại ):

  • Dưới 40 mg / dL đối với nam giới
  • Dưới 50 mg / dL đối với nữ giới

Mức bình thường:

  • 40-59 mg / dL đối với nam giới
  • 50-59 mg / dL đối với nữ giới

Mức tốt:

  • 60 mg / dL trở lên ở cả 2 giới

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn tới HDL cholesterol thấp và cách tăng hiệu quả

Xét nghiệm các chỉ số mỡ máu thường được đo vào lúc đói và có thể ảnh hưởng tới thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ. Tình trạng các chỉ số mỡ máu tăng có thể dẫn tới nguy cơ bệnh mỡ máu. Do vậy, để chủ động trong việc điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, bạn nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng của mình. Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh mỡ máu

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *