TOP 10+ nhóm thuốc giảm Cholesterol – Ưu, Nhược điểm và lưu ý sử dụng

Thuốc giảm cholesterol là một trong những loại thuốc hạ mỡ máu. Thường dùng cho các trường hợp bệnh lý như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch hay phòng ngừa các biến chứng liên quan như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Vậy, hiện nay có những loại thuốc nào giúp giảm cholesterol hiệu quả?

Thuốc giảm cholesterol

Nếu chế độ ăn uống và thay đổi lối sống không đủ để hạ cholesterol máu thì bạn có thể được khuyên dùng một số loại thuốc. Bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc phù hợp hoặc kết hợp các loại thuốc giảm cholesterol máu. Dưới đây là tổng quan về ưu, nhược điểm của 10 loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay.

1. Thuốc giảm cholesterol máu nhóm Statin

Một số thuốc thuộc nhóm này như Atorvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin, Simvastatin.

Ưu điểm: 

  • Thuốc giúp giảm LDL cholesterol và triglyceride. Đồng thời giúp tăng nhẹ HDL cholesterol.

Nhược điểm: 

  • Có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng. Như đau cơ, tiêu cơ vân, viêm gân, tăng lượng đường trong máu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút, tăng men gan,… Trong đó, tiêu cơ vân là tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Lưu ý: 

  • Mỗi loại thuốc statin sẽ có thời điểm uống thuốc cụ thể. Nhóm statin tác dụng ngắn thường được uống vào buổi tối. Trong khi nhóm statin tác dụng dài lại được uống vào buổi sáng mới cho hiệu quả tốt nhất.
  • Cần lưu ý đến các dấu hiệu của tiêu cơ vân. Như đau nhức, yếu cơ, đau cơ và nước tiểu đỏ thâm. Khi gặp các dấu hiệu này, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện ngay.

Thuốc giảm cholesterol nhóm statin

2. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Đây là một nhóm thuốc giảm cholesterol thường dùng hiện nay. Với đại diện của nhóm này là Ezetimibe ( biệt dược: Zetia ).

Ưu điểm: 

  • Thuốc giảm giảm LDL cholesterol và triglyceride. Đồng thời giúp tăng nhẹ HDL cholesterol.

Nhược điểm: 

  • Thuốc không giúp tăng HDL cholesterol, đồng thời không làm giảm triglyceride. Do vậy, có thể cần sử dụng kết hợp thêm các thuốc khác để mang lại hiệu quả đối với người bệnh mỡ máu.
  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ Đau dạ dày, tiêu chảy, mệt mỏi, đau nhức cơ. Cần tránh trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Lưu ý:

  • Thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan và cơ nếu sử dụng kết hợp cùng nhóm thuốc Statin và Fibrat. Do vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Thuốc giảm cholesterol máu ức chế PCSK9 

Gồm một số thuốc như Alirocumab và Evolocumab.

Ưu điểm: 

  • Thuốc giúp giảm LDL cholesterol. Thường dùng cho những người có tình trạng di truyền gây ra mức LDL cao. Hoặc dùng cho người bị bệnh tim không thể dung nạp thuốc nhóm Statin hoặc các loại thuốc giảm cholesterol khác.

Nhược điểm: 

  • Thuốc dùng đường tiêm. Khi tiêm có thể gây ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím tại chỗ tiêm.

4. Thuốc giảm cholesterol máu ức chế citrate lyase 

Một số thuốc giảm cholesterol nhóm này như Axit bempedoic và Axit bempedoic – ezetimibe 

Ưu điểm: 

  • Thuốc giúp giảm LDL cholesterol

Nhược điểm: 

  • Thuốc không giúp tăng HDL cholesterol, đồng thời không làm giảm triglyceride. Do vậy, có thể cần sử dụng kết hợp thêm các thuốc khác để mang lại hiệu quả đối với người bệnh mỡ máu.
  • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như co thắt cơ và đau khớp, bao gồm cả bệnh gút cấp tính

5. Nhựa gắn acid mật

Các thuốc giảm cholesterol thuộc nhóm này gồm Cholestyramine, Colesevelam, Colestipol

Ưu điểm:

  • Thuốc giúp Giảm LDL cholesterol và có thể tăng nhẹ HDL cholesterol

Nhược điểm:

  • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như táo bón, đầy bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua
  • Bản chất của thuốc chỉ là các nhựa trao đổi ion. Nên sau khi sử dụng thuốc 3 – 6 tháng, lượng cholesterol máu sẽ tăng trở lại.

Lưu ý:

  • Không sử dụng riêng thuốc nhóm này khi bệnh nhân mắc kèm tình trạng tăng triglyceride hoặc bị táo bón.
  • Thuốc có khả năng cản sự hấp thu của các thuốc khác. Do vậy cần sử dụng cách nhau từ 4 – 6 giờ.

Thuốc hạ cholesterol máu

6. Thuốc kết hợp chất ức chế hấp thu cholesterol và statin

Biệt dược được sử dụng nhiều hiện nay là Vytorin với sự kết hợp: Ezetimibe – simvastatin

Ưu điểm: 

  • Thuốc giúp giảm LDL cholesterol và chất béo trung tính Triglyceride. Đồng thời giúp tăng HDL cholesterol

Nhược điểm: 

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ. Như Đau dạ dày, mệt mỏi, đầy hơi, táo bón, đau bụng, chuột rút, đau cơ, đau và suy nhược

7. Nhóm kết hợp thuốc chẹn kênh canxi và statin

Biệt dược được sử dụng nhiều hiện nay là Caduet, với sự kết hợp của: Amlodipine – atorvastatin

Ưu điểm: 

  • Thành phần statin làm giảm LDL cholesterol và triglyceride. Kết hợp thuốc chẹn kênh canxi làm giảm huyết áp. Rất phù hợp cho những người có tăng huyết áp do mỡ máu cao hoặc xơ vữa động mạch.

Nhược điểm:

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng. Như đỏ bừng mặt và cổ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau cơ và đau, tăng lượng đường trong máu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút, tăng men gan.

8. Thuốc giảm cholesterol máu nhóm Fibrat

Một số thuốc thuộc nhóm này như Fenofibrate, Gemfibrozil,…

Ưu điểm: 

  • Thuốc làm giảm triglyceride, giảm nhẹ LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol

Nhược điểm:

  • Sử dụng thuốc có thể gây các tác dụng phụ như viêm cơ, tiêu cơ vân, Buồn nôn, đau dạ dày, đau cơ
  • Đặc biệt, tác dụng phụ trên cơ vân như viêm cơ, tiêu cơ vân có thể tăng lên khi sử dụng phối hợp cùng thuốc statin. Do vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Lưu ý:

  • Cần phải chẩn đoán và đánh giá các bệnh lý liên quan trước khi sử dụng thuốc nhóm Fibrat.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

9. Niacin ( Vitamin B3 )

Ưu điểm

  • Giúp giảm LDL cholesterol và triglyceride. Đồng thời tăng HDL cholesterol.

Nhược điểm

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ. Như Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, khó chịu ở dạ dày, tăng lượng đường trong máu. Do vậy cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Niacin khi sử dụng cùng các thuốc khác có thể gây ảnh hưởng hoặc làm tăng tác dụng phụ của các thuốc khác. Do vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

10. Axit béo Omega-3

Ưu điểm: 

  • Giúp giảm triglyceride và có thể làm tăng HDL cholesterol

Nhược điểm:

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ. Như ợ hơi, miệng có vị tanh, khó tiêu. Đặc biệt, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do vậy cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu.

11. Thuốc nam giảm cholesterol máu

Nhiều thuốc nam được sử dụng để chữa các bệnh mỡ máu cao, hạ cholesterol đã được dân gian sử dụng qua nhiều thế hệ và mang lại hiệu quả cao. Trong đó, phải kể tới một số vị thuốc như giảo cổ lam, lá sen, tía tô, dầu thông đỏ, chiết xuất hạt óc chó, men gạo đỏ… Tất cả những vị thuốc này đã được khoa học hiện đại chứng minh tác dụng trong việc  giảm cholesterol, hạ mỡ máu và phòng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Thuốc nam giảm cholesterol máu

Ưu điểm: 

Các loại thuốc nam giảm cholesterol máu có ưu điểm là an toàn và hiệu quả cao. Điều này rất quan trọng bởi khi sử dụng thuốc tây y kéo dài, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

Nhược điểm: 

Nhiều bài thuốc nam cần có quá trình chế biến phức tạp, không thuận tiên cho người bệnh chế biến và sử dụng. Nhất là trong cuộc sống bận rộn, hối hả như ngày nay. Đặc biệt, nhiều người bệnh cảm thấy rất khó để có thể đảm bảo đúng liều lượng của thuốc trong quá trình chế biến và sử dụng. Bên cạnh đó, việc kiếm nguồn dược liệu chuẩn, an toàn cũng không phải dễ.

Hiểu được những khó khăn của người bệnh trong việc tìm kiếm và sử dụng các bài thuốc nam trị mỡ máu. Phatra Tricholes ra đời với dạng viên uống tiện lợi, chứa các thành phần thảo dược, giúp tối ưu tác dụng và liều dùng cho người bệnh.

Phatra Tricholes – Giải pháp tối ưu cho bệnh mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch

Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.

Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:

  • Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
  • Giảm nồng độ triglycerid
  • Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
  • Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol

phatra tricholes cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả

Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia. Hoặc quay về trang chủ: https://hamomau.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về bệnh học và điều trị.

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *