Vitamin B3 ( Niacin ) có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Vitamin B3 hay còn gọi là Niacin là một trong những vitamin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt là vai trò làm giảm lượng cholesterol máu và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cùng khám phá tác dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng và những nguồn thực phẩm giàu vitamin B3 mà bạn có thể bổ sung nhé!

Vitamin B3 ( Niacin )

Vitamin B3 ( Niacin ) là gì?

Vitamin B3 hay còn được gọi Niacin, vitamin PP, là một trong 8 loại vitamin nhóm B. Có khả năng tan được trong nước và giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. 

Cơ thể con người có thể tổng hợp được một lượng nhỏ vitamin B3 từ axit amin tryptophan. Tuy nhiên, lượng nhỏ này không đủ nhu cầu sử dụng, đồng thời không dự trữ được. Do vậy, cần bổ sung vitamin B3 hàng ngày qua nguồn thực phẩm. Khi dư thừa, cơ thể sẽ bài tiết chúng ra ngoài qua đường nước tiểu.

Vitamin B3 tồn tại trong cơ thể ở 2 dạng với những vai trò khác nhau:

  • Acid Nicotinic. Đây là dạng vitamin có thể giúp làm giảm lượng cholesterol và nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Niacinamide. Không giúp làm giảm lượng cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch nhưng giúp điều trị bệnh vảy nến và giảm nguy cơ ung thư da.

Vitamin B3 ( Niacin ) có tác dụng gì?

Các nhà khoa học đã chỉ ra 7 tác dụng chính của vitamin B3 như sau:

1. Giúp giảm mỡ máu

Từ nhiều năm về trước, vitamin B3 đã được y học sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu, chứng tăng cholesterol và xơ vữa động mạch.

Chúng giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt. Với triglyceride, vitamin B3 tác động đến một loại enzym liên quan đến sự tổng hợp chất béo này. Vì thế mà gián tiếp làm giảm triglyceride máu. 

Tuy nhiên, sử dụng ở liều cao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do vậy mà chúng thường chỉ được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem thêm: Bệnh mỡ máu – Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Vitamin B3 ( Niacin ) có tác dụng gì?

2. Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch

Vitamin B3 làm giảm triglyceride và cholesterol xấu, đồng thời tăng cholesterol tốt trong máu. Đây là những tác nhân phổ biến gây các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm giảm viêm, giảm oxy hoá liên quan tới tình trạng xơ vữa động mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, vitamin B3 giúp làm giảm tử vong do bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, khi kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin giúp tăng hiệu quả phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xem thêm: Tổng hợp các thuốc giảm mỡ máu thường dùng hiện nay

3. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường ( tiểu đường ) có 2 type. Người bệnh tiểu đường type 1 có thể sử dụng vitamin B3 bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Đối với tiểu đường type 2, vitamin B3 cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng cơ chế phức tạp hơn.

4. Ngăn ngừa ung thư da

Da có thể chịu những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời và môi trường xung quanh. Một số nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng của vitamin B3 trong việc làm giảm sự ức chế miễn dịch cho tia cực tím gây ra. Tăng cường sửa chữa DNA trong tế bào sừng khi được chiếu xạ bởi tia UV. Nicotinamide dạng Uống có tác dụng làm giảm đáng kể chứng dày sừng hoạt tính tiền ác tính. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa ung thư da.

5. Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về não

Một số bệnh lý về não như tâm thần phân liệt, Alzheimer, sương mù não… cũng được bổ sung vitamin B3 để giúp hỗ trợ điều trị và giảm sự tiến triển của bệnh.

6. Giảm sự tiến triển của viêm khớp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vitamin B3 giúp cải thiện khả năng vận động của khớp ở những người mắc bệnh viêm khớp. Đồng thời giảm nhu cầu sử dụng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs.

7. Điều trị bệnh Pellagra

Những người kém hấp thu hoặc rối loạn chuyển hoá vitamin B3 có thể gây thiếu hụt vitamin B3 nghiệm trọng. Dẫn tới bệnh Pellagra với 3 triệu chứng điển hình: Viêm gia, tiêu chảy và giảm trí nhớ. Đối với bệnh nhân Pellagra, uống vitamin B3 là phương pháp điều trị căn bệnh này.

Cảnh báo và lưu ý trước khi sử dụng 

Hạn chế chính trong việc sử dụng Vitamin B3 là các tác dụng phụ và độc tính kèm theo. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên dùng nếu bạn bị bệnh gan nặng loét dạ dày hoặc đang chảy máu.
  • Niacin có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như đỏ, nóng hoặc cảm giác ngứa ran dưới da. Những tác dụng phụ này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn uống rượu hoặc đồ uống nóng ngay sau khi dùng thuốc. Thông thường, những tác dụng này sẽ biến mất theo thời gian.
  • Tránh đứng dậy quá trình từ tư thế ngồi hoặc nằm, nếu không bạn có thể cảm thấy chóng mặt. Nên đứng dậy từ từ để tránh bị ngã.
  • Tránh dùng colestipol hoặc cholestyramine cùng lúc với niacin. Nên uống các thuốc cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
  • Nicacin chỉ là một phần trong điều trị. Cần kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và kiểm soát cân nặng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên dùng hay không.

Tác dụng phụ 

Một số tác dụng phụ mà vitamin B3 có thể gây ra trong quá trình sử dụng như:

  • Dị ứng. Với các dấu hiệu: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng…
  • Choáng ngất
  • Nhịp tim không đều
  • Nóng, mẩn đỏ hoặc ngứa dưới da. Khô da, thay đổi màu da
  • Vàng da, vàng mắt, giảm thị lực
  • Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy
  • Nhức đầu, ho

Trên đây không phải toàn bộ tác dụng phụ mà vitamin B3 có thể gây ra. Nếu gặp những bất thường nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Vitamin B3 giá bao nhiêu?

Vitamin B3 có giá bao nhiêu phụ thuộc vào dạng bào chế, hàm lượng, cơ sở sản xuất. Bạn có thể tham khảo một số mức giá sau:

  • Vitamin B3 50mg có giá khoảng 32.000 / lọ 100 viên 
  • Vitamin B3 50g có giá khoảng 25.000đ/ hộp 30 viên
  • Vitamin B3 500g có giá khoảng 58.000đ/ hộp 100 viên

Bạn có thể mua sản phẩm này ở tất cả các hiệu thuốc tây trên toàn quốc

Vitamin b3 có trong thực phẩm nào?

Vitamin b3 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B3 có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Đặc trên là có trong các loại thực phẩm như:

  • Gạo lứt. Một chén nhỏ gạo lứt nấu chín chứa 2,59 mg niacin. Gan lứt là một nguồn carbohydrate phổ biến. Chúng không những cung cấp niacin mà còn là nguồn bổ xung chất xơ, protein và khoáng chất rất tốt.
  • Cá ngừ. Cá ngừ là một nguồn cung cấp protein nạc, các khoáng chất và vitamin, trong đó có nicacin. Một hộp cá ngừ chứa 21,9 mg niacin, đáp ứng được 100% nhu cầu hàng ngày của con người.
  • Nấm portabella ( nấm mỡ ). Chúng chứa ít carbohydrate, giàu vitamin và khoáng chất. Nấm rất phổ biến trong chế độ ăn kiêng low-carb và thuần chay. Một chén nấm portabella thô có thể chứa 3,86 mg niacin.
  • Ức gà nạc. Giống như các protein động vật khác, ức gà là một nguồn cung cấp niacin và protein lành mạnh cho con người. 
  • Thịt lợn thăn. Mặc dù thịt lợn không chứa nhiều niacin như các loại protein động vật khác như ức gà nạc và cá ngừ. Nhưng nó lại là nguồn cung cấp vitamin B phong phú hơn. 
  • . Một quả bơ nặng 200g có thể chứa khoảng 3,49 mg niacin.

Xem thêm: Mách bạn thực đơn 76 món ăn dành cho người mỡ máu cao

Trên đây là một số thông tin về Vitamin B3 ( Niacin ). Hy vọng đã đem tới cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn có quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh

Nguồn tham khảo: https://www.drugs.com/niacin.html 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *