Mách bạn 5 cách chữa mỡ máu bằng tỏi đơn giản tại nhà

Tỏi không những là gia vị cho món ăn thêm thơm ngon mà còn là thảo dược có nhiều tác dụng, trong đó tác dụng hạ mỡ máu. Bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn 5 cách chữa mỡ máu bằng tỏi rất hiệu quả.

Chữa mỡ máu bằng tỏi

Tỏi có tác dụng gì đối với bệnh mỡ máu?

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ôn. Mang lại tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ, tiêu nhọt, tiêu đờm…

Thành phần chính trong tỏi là kháng sinh Allicin, có tác dụng rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, vi trùng. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa tinh dầu và một ít Iốt. 

Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng của tỏi đối với bệnh mỡ máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm giảm mức triglyceride, LDL cholesterol. Từ đó cho thấy khả năng chống tăng lipid máu hiệu quả.

Tác dụng của tỏi đối với bệnh mỡ máu

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần được thực hiện trên 70 bệnh nhân tiểu đường loại 2 và bệnh mỡ máu. 70 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, trong đó có 1 nhóm được cho uống  viên tỏi 300mg ( chứa 1,3% allicin ). Nhóm còn lại được cho dùng giả dược.

Kết quả sau 12 tuần cho thấy, nhóm được điều trị bằng tỏi đã giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu ( LDL cholesterol ). Đồng thời, lượng cholesterol tốt ( HDL cholesterol ) tăng đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Một đánh giá năm 2016 của các nghiên cứu về tỏi đã xác định rằng, tỏi có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol lên tới 30mg/dl. Đồng thời, bổ sung tỏi giúp làm giảm huyết áp và các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

5 cách chữa mỡ máu bằng tỏi đơn giản

Bạn đọc có thể tham khảo ngay 5 cách giảm mỡ máu bằng tỏi hiệu quả mà lại đơn giản như sau:

1. Cách chữa mỡ máu bằng tỏi chanh

Tỏi và chanh là 2 nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, ít  ai biết được sự kết hợp của chúng mang lại tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả.

Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh sự kết hợp của tỏi và nước cốt chanh giúp cải thiện mức độ rối loạn lipid và huyết áp ở những người mắc bệnh mỡ máu. 

Cụ thể, nghiên cứu thực hiện trong 8 tuần trên 112 bệnh nhân mỡ máu từ 30 – 60 tuổi và chia thành 4 nhóm. 

  • Nhóm 1: sử dụng 20g tỏi mỗi ngày, cộng với 1 thìa nước chanh.
  • Nhóm 2: sử dụng 20g tỏi mỗi ngày
  • Nhóm 3: Sử dụng 1 thìa nước chanh hàng ngày
  • Nhóm 4: Không sử tỏi và nước chanh

Kết quả cho thấy, nhóm 1 đã giảm đáng kể tổng lượng cholesterol, LDL cholesterol và huyết áp so với các nhóm khác.  Từ đó, các chuyên gia kết luận, sử dụng tỏi và nước chanh giúp cải thiện bệnh tình trạng mỡ máu và huyết áp ở bệnh nhân có mỡ máu cao.

Cách hạ mỡ máu bằng tỏi chanh rất đơn giản. Bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • 4 củ tỏi, 4 quả chanh và nước lọc

Thực hiện:

  • Chanh rửa sạch, cắt lát. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch
  • Cho tỏi và chanh đã chuẩn bị vào máy xay và xay nhuyễn cùng một chút nước.
  • Hoà hỗn hợp thu được cùng 3 lít nước lọc và đem bảo quản trong đủ lạnh dùng trong 3 ngày.
  • Mỗi lần dùng uống 50ml/lần, uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

Cách chữa mỡ máu bằng tỏi

 2. Cách chữa mỡ máu bằng tỏi, chanh và gừng

Bên cạnh việc sử dụng tỏi và chanh, các bạn có thể cho thêm gừng để tăng tác dụng. Bổ sung gừng giúp làm giảm đáng kể lượng đường máu, triglyceride và giúp tăng HDL cholesterol. 

Cách chữa bệnh mỡ máu bằng tỏi, chanh và gừng như sau:

Chuẩn bị:

  • 4 củ tỏi, 4 quả chanh và 1 củ gừng

Thực hiện:

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Chanh rửa sạch, cắt lát. Gừng cạo vỏ, rửa sạch
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào máy xay và xay nhuyễn cùng một chút nước lọc. 
  • Đun sôi hỗn hợp thu được cùng 2 lít nước lọc. Khuấy đều. Sau 10 phút thì tắt bếp và để nguội uống trong ngày.
  • Mỗi lần dùng 50ml, ngày 3 lần 

3. Cách chữa mỡ máu bằng tỏi giấm

Giấm chứa vitamin C có thể làm giảm đáng kể nồng độ LDL cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh mỡ máu và các bệnh liên quan tới mỡ máu cao như xơ vữa động mạch và tim mạch,…

Cách hạ mỡ máu bằng tỏi giấm cũng rất đơn giản. Bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 

  • 500mg tỏi, 500mg giấm

Thực hiện:

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch và bóc thành từng tép nhỏ.
  • Bỏ tỏi vào ngâm trong bình giấm và đậy nắp. Bạn có thể cho thêm đường để dễ uống hơn. Ngâm tỏi giấm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được.
  • Mỗi lần sử dụng ăn 4 – 5 tép tỏi ngâm giấm/ngày, kết hợp với uống một chút nước giấm ngâm tỏi. Sử dụng liên tục trong 15 ngày, sau đỏ nghỉ 3 ngày thì lại sử dụng tiếp.

4. Cách giảm mỡ máu bằng tỏi và đậu xanh

Đậu xanh có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hoà tan. Chất xơ hoà tan có thể giúp giảm LDL cholesterol và lượng cholesterol toàn phần. Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi kết hợp đậu xanh và tỏi sẽ tạo ra một bài thuốc giảm mỡ máu hiệu quả.

Chuẩn bị

  • 100g đậu xanh và 50g tỏi

Tiến hành

  • Đậu xanh rửa sạch. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch
  • Bỏ tất cả nguyên liệu vào bát cùng với khoảng 500ml nước lọc. Hấp cách thuỷ trong 15 đến 20 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.

5. Cách chữa mỡ máu bằng tỏi đen ngâm mật ong

Chuẩn bị:

  • 150g tỏi đen, mật ong nguyên chất

Tiến hành:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và để ráo nước
  • Ngâm tỏi ngâm trong hũ mật ong. Ngâm trong 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa bệnh mỡ máu

Tuy tỏi đem lại tác dụng hiệu quả trong việc hạ mỡ máu, nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn nên đến bệnh viện thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không nên sử dụng quá nhiều tỏi trong ngày. Các tài liệu cho biết, bạn không nên ăn quá 5g tỏi mỗi ngày vì tỏi rất nóng. Sử dụng quá nhiều có thể gây hôi miệng, ợ chua, đầy hơi và tiêu chảy. Đặc biệt, các tác dụng phụ này thường nặng hơn khi bạn ăn tỏi sống. 

Tỏi làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể gây dị ứng ở một số người. 

Các bài thuốc kể trên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng. Do vậy, cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất kỳ một bài thuốc nào.

Xem thêm: 5 bài thuốc trị mỡ máu dân gian an toàn và hiệu quả

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về Cách chữa mỡ máu bằng tỏi. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích, phần nào giúp bạn có thêm những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *