Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị các rối loạn lipid máu, trong đó có tình trạng triglyceride tăng cao. Vậy, người có triglyceride cao nên ăn gì để giảm triglyceride?
Lưu ý đơn giản về lối sống giúp giảm triglyceride
Triglyceride là một loại chất béo trong máu. Nồng độ cao của chúng là yếu tố nguy cơ gây các tình trạng bệnh lý như mỡ máu cao, tim mạch, đột quỵ,…
Thực phẩm là một trong những nguồn cung cấp triglyceride chủ yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, bác sĩ có thể khuyên những người có triglyceride cao nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt là tăng cường bổ sung các thực phẩm có thể làm giảm triglyceride máu và hạn chế những thực phẩm không tốt.
Khi có triglyceride tăng cao, bạn nên lưu ý:
- Xây dựng và duy trì mức cân nặng hợp lý
- Hạn chế lượng đường tiêu thụ
- Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate hơn
- Bổ sung nhiều chất xơ hơn
- Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa
- Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên. Ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Bổ sung các thực phẩm lành mạnh giúp giảm triglyceride máu
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
Triglyceride cao nên ăn gì? TOP 5 loại thực phẩm nên ăn
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tập trung vào sử dụng các thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ triglyceride. Một số thực phẩm có thể giúp giảm chất béo triglyceride bao gồm:
1. Các loại rau xanh, củ quả và trái cây
Các loại rau củ quả chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu chất béo và đường. Từ đó giúp giảm lượng triglyceride trong máu.
Các loại rau củ quả nên bổ sung như rau xanh bí xanh, bí ngô, đậu xanh, cà tím, cam quýt, nho,…
2. Cá giàu omega – 3
Để trả lời câu hỏi “Triglyceride cao nên ăn gì” thì không thể thiếu được các loại cá giàu omega – 3. Một số loại cá béo giàu omega – 3 được biết đến nhiều vì lợi ích của nó đối với sức khỏe tim mạch và giúp giảm triglyceride trong máu.
Omega – 3 là một loại axit béo không bão hòa thiết yếu của cơ thể. Bạn cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống của mình.
Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người Mỹ và Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đều khuyến nghị ăn hai phần cá béo mỗi tuần để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và đột quỵ. Đặc biệt, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn cá hồi hai tuần một lần làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong máu.
Bên cạnh cá hồi thì nhiều loại cá khác cũng giàu axit béo omega – 3. Như cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu,…
3. Protein đậu nành
Các protein từ đậu nành được biết đến với vai trò trong việc làm làm cholesterol xấu ( LDL – C ). Bên cạnh đó, chúng cũng đã được chứng minh về vai trò làm giảm triglyceride trong máu.
Một phân tích đánh giá năm 2005 của 23 nghiên cứu cho thấy, protein đậu nành giúp làm giảm 7,3% chất béo triglyceride máu.
Bạn có thể bổ sung protein đậu nành từ các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, mầm đậu nành,…
4. Các loại hạt và quả hạch
Các loại hạt và quả hạch cung cấp một lượng lớn chất xơ, axit béo omega – 3 và chất béo không bão hoà. Tất cả chúng đều hữu ích trong việc giúp làm giảm triglyceride.
Một đánh giá thực hiện trên 61 nghiên cứu cho thấy:
Mỗi khẩu phần hạt và quả hạch hàng ngày có thể làm giảm triglyceride trung bình 2,2 mg/dL.
Các loại hạt và quả hạch mà bạn nên ăn như:
- Óc chó
- Hồ đào
- Hạt điều
- Quả hồ trăn
- Hạt mắc ca
- Hạnh nhân
- Hạt lanh
Tuy nhiên, bạn tiêu thụ các loại hạt và quả hạch với lượng vừa phải. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 3 – 7 khẩu phần hạt mỗi tuần.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và giúp làm giảm lượng triglyceride hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, lúa mạch,…
Xem thêm: Uống gì để giảm Triglyceride? TOP 7 loại nước uống bạn không thể bỏ qua
Thực đơn giúp giảm triglyceride
Nếu bạn còn bối rối chưa biết nên ăn gì vào các bữa trong ngày thì hãy tham khảo thực đơn dưới đây.
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Cá hồi, trứng luộc và cải xoong trên 1 lát bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt.
- Bữa trưa: Bơ, rau cải bina, cà chua và salad đậu gà
- Bữa tối: Gà, rau xào và cơm gạo lứt
Thực đơn 2
- Bữa sáng: 1 chiếc bánh kếp kiều mạch với việt quất và sữa chua ít béo
- Bữa trưa: Đậu lăng và súp rau với bánh yến mạch
- Bữa tối: Ăn cơm với bí ngô, cà ri đậu phụ, súp lơ
Thực đơn 3
- Bữa sáng: Cháo với sữa ít béo hoặc sữa thực vật
- Bữa trưa: Bánh mì nướng và cá mòi, ngũ cốc nguyên hạt và một phần rau xà lách
- Bữa tối: Cải xoăn hấp, cà chua và salad đậu gà
Các lựa chọn khác giúp giảm triglyceride
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược giúp giảm triglyceride máu như:
- Lá sen. Chiết xuất từ là sen đã được chứng minh về tác dụng làm giảm triglyceride máu, giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Bạn có thể uống trà lá sen khô hoặc trà lá sen tươi đều được.
- Giảo cổ lam. Đây là một loại dược liệu quý chứa nhiều Saponin giúp giảm các thành phần mỡ máu xấu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Tía tô. Tía tô chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là anpha-linoleat, rất có lợi cho người có rối loạn mỡ máu. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride máu của chiết xuất tía tô.
- Dầu thông đỏ. Dầu thông đỏ giúp giảm triglyceride máu bằng cách kích hoạt enzyme AMPK. AMPK được hoạt hoá giúp giảm nồng độ axit béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol.
Xem thêm: TOP 5 Bài thuốc nam trị mỡ máu hiệu quả nhất hiện nay
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi: Triglyceride cao nên ăn gì? Nếu chế độ ăn uống vẫn không giúp bạn cải thiện được tình trạng triglyceride tăng cao, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe!