Giảo cổ lam – Dược liệu quý với nhiều tác dụng kỳ diệu

Giảo cổ lam là một trong những dược liệu quý với nhiều tác dụng kỳ diệu, đặc biệt là trị bệnh mỡ máu, bệnh về gan và tiểu đường. Vị dược liệu này còn được ví như nhân sâm của người Việt. Vậy, đây là dược liệu như thế nào? Có tác dụng gì? Cách sử dụng cũng như giá cả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây gì? Mọc ở đâu?

Giảo cổ lam ( tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum ), còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cỏ thần kỳ, cây trường sinh, cỏ trường thọ, sâm 5 lá, thất diệp đảm… Đây là dược liệu dạng thân thảo, cây leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Từ xa xưa đã được sử dụng để làm đẹp, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. 

Cây mọc nhiều ở độ cao từ 200 – 2000m so với mực nước biển, trong các rừng nguyên sinh thưa, có độ ẩm cao và mát lạnh quanh năm. Như một số quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Triều Tiên…và một vài nước châu Âu.

Ở nước ta, cây thuốc này được tìm thấy lần đầu tiên tại đỉnh núi Phan-xi-păng, thuốc thị trấn Sapa , Lào Cai ở độ cao 1500m. Sau đó, dược liệu này còn được phát hiện ở nhiều tỉnh khác như vùng núi đá vôi ở Hòa Bình, Hà Giang, Mộc Châu, Sơn La, Cao Bằng,…

Giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn?

Dược liệu này được chia thành 3 loại: 3 lá, 5 lá và 7 lá. Nhiều người thắc mắc không biết giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn?

  • Loại 3 lá thường không được sử dụng làm thuốc bởi hoạt chất có hàm lượng thấp, kém hiệu quả.
  • Loại 5 lá được sử dụng trong các bài thuốc nam, thuốc dân gian để chữa bệnh. Đồng thời, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh tác dụng.
  • Loại 7 lá chưa có tài liệu nghiên cứu về tác dụng và độc tính. Do vậy, không nên sử dụng loại này.

Như vậy, trong 3 loại thảo dược này thì bạn nên sử dụng giảo cổ lam 5 lá bạn nhé!

Giảo cổ lam có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn và không có độc. Y học cổ truyền Trung Quốc từ lâu đã xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ khi người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà thường xuyên thì tuổi thọ rất cao. 

Theo y học hiện đại, trong thành phần của giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid và saponin. Lượng saponin trong dược liệu này cao gấp 3 lần so với nhân sâm, trong đó có một số chất hoá học có cấu trúc giống như cấu trúc có trong nhân sâm ( ginsenozit ). Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa các loại vitamin, kẽm, sắt, mangan,…

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của vị dược liệu này.

1.Tác dụng hạ đường huyết

Một nghiên cứu đã khảo sát tác dụng chống tiểu đường của trà giảo cổ lam trên 24 bệnh nhân tiểu đường type 2 chưa dùng thuốc. Tất cả bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên sử dụng trà giảo cổ lam hoặc giả dược. Với liều: 6g mỗi ngày, trong suốt 12 tuần. Bệnh nhân sẽ được theo dõi và thực hiện xét nghiệm 4 tuần một lần.

Kết quả sau khi điều trị 12 tuần ở nhóm sử dụng giảo cổ lam:

  • Mức đường huyết lúc đói giảm hoàn toàn xuống mức 3,0 +/- 1,8 mmol/l
  • Mức HbA (1C) giảm khoảng 2% đơn vị 
  • Tình trạng kháng insulin giảm đi đáng kể 
  • Không có hiện tượng bị hạ đường huyết. Hoặc tác dụng phụ liên quan đến các thông số gan thận và chức năng tiêu hóa.

Nghiên cứu này cho thấy giảo cổ lam giúp cải thiện nhanh lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin. Do do chứng minh sự hiệu quả và an toàn khi sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.

2. Tác dụng giảm cholesterol, hạ mỡ máu và chống xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu

Bên cạnh tác dụng chống lại bệnh tiểu đường thì dược liệu này cũng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm giúp giảm cholesterol, hạ mỡ máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng hiệu quả trong việc trong việc giảm triglycerid và cholesterol máu. Từ đó có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.

Chiết xuất giảo cổ lam làm tăng đáng kể sự hoạt hoá men AMPK. APMK là một men có vai trò quan trọng chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Khi AMPK được hoạt hoá sẽ làm tăng quá trình thoái hoá chất béo, tăng chuyển glucose ở cơ và ức chế quá trình tổng hợp cholesterol tại gan. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tăng sử dụng chất béo và giảm sản xuất cholesterol. Dẫn tới, làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong máu.

Năm 1999, Giáo sư Phạm Thanh Kỳ cùng nhóm nghiên cứu của ông đã công bố những đánh giá về tác dụng của giảo cổ lam đối với cholesterol máu. Theo đó, sử dụng vị thuốc này trong vòng 30 ngày giúp làm giảm 71% cholesterol toàn phần so với nhóm không sử dụng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài thuốc nam trị mỡ máu hiệu quả nhất 

3. Tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch

Chiết xuất giảo cổ lam giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc động mạch, ngăn ngừa sự tích tụ các mảng bám trong động mạch bằng cách giảm các loại mỡ máu xấu. Đây là những nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã được chứng minh tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất Nitric Oxide. Đóng vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Giảo cổ lam giúp bảo vệ tim mạch

4. Tác dụng bảo vệ gan

Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ gan, đặc biệt là đối với bệnh gan nhiễm mỡ.

Nghiên cứu trên 56 đối tượng được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ không do rượu. Nghiên cứu trên nhóm điều trị và nhóm chứng theo chế độ ăn kiêng có kiểm soát trong 2 tháng.

Sau 2 tháng, nhóm điều trị tiếp tục ăn kiêng và sử dụng 80ml chiết xuất giảo cổ lam mỗi ngày, liên tục trong 4 tháng. Nhóm đối chứng tiếp tục ăn kiêng và sử dụng 1 viên nang giả dược ( không phải thuốc ) trong 4 tháng.

Kết quả cho thấy nhóm sử dụng đã giảm đáng kể chỉ số cơ thể BMI và men gan như AST, ALT. Như vậy, dược liệu này có hiệu quả tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ.

Đặc biệt, dân gian thường sử dụng Giảo cổ lam kết hợp Cà gai leo để tăng hiệu quả chữa các bệnh về gan nhiễm mỡ, viêm gan B,..

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ là gì? Có nguy hiểm không?

5. Các tác dụng khác

Bên cạnh các tác dụng trên, giảo cổ lam còn có nhiều tác dụng khác. Như ngăn ngừa sự hình thành khối u, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm căng thẳng stress, giảm cân,…

Giảo cổ lam trị bệnh gì?

Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý:

  • Bệnh mỡ máu, người có lượng cholesterol cao trong máu
  • Phòng ngừa xơ vữa động mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan B
  • Bệnh tăng huyết áp
  • Thừa cân, béo phì

Cách sử dụng. Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không?

Cách sử dụng đơn giản nhất là sau khi thu hái, tiến hành làm sạch, phơi khô và hãm thành trà uống. Bạn hoàn toàn có thể uống hàng ngày từ 60 – 70g dược liệu khô. Lưu ý nên chia thành 2 – 3 lần uống để trà không bị đặc dẫn tới khó uống.

Ngoài cách sử dụng trà khô, bạn có thể sử dụng trà tươi hoặc sử dụng dạng túi lọc cũng rất hiệu quả.

Tác dụng phụ và Lưu ý khi sử dụng

Tuy trà giảo cổ lam không có độc tính nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng nhiều có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Tụt huyết áp gây chóng mặt, mệt mỏi
  • Dùng thuốc để qua đêm có thể gây tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng,…

Do vậy, cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng:

  • Nên uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Cẩn trọng khi sử dụng đối với người huyết áp thấp
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Giảo cổ lam bán ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, giảo cổ lam trên thị trường có giá dao động khoảng 100.000 đến 400.000đ/1kg dược liệu. Tuỳ thuộc vào nơi bán. Bạn nên mua ở các cơ sở đông y được cấp phép để đảm bảo dược liệu chuẩn và an toàn.

Một số sản phẩm uy tín có thành phần Giảo cổ lam

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo một số sản phẩm như:

  • Viên Thìa Canh Giảo Cổ Lam – Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Cao giảo cổ lam – Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp
  • Giảo cổ lam Tuệ Linh – Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
  • Phatra Tricholes – Giúp giảm mỡ máu và hỗ trợ hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.

Phatra Tricholes – Giải pháp vàng cho người mỡ máu cao

Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.

Mỡ máu Trapha Tricholes

Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:

  • Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
  • Giảm nồng độ triglycerid
  • Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
  • Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol

phatra tricholes cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả

Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *