Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng bệnh có thể dễ dàng phát sinh bởi nhiều yếu tố và có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có những kiến thức kiểm soát, điều trị và phòng nguy cơ xuất hiện biến chứng hiệu quả.
Vậy, tăng huyết áp thứ phát là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị và kiểm soát bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tăng huyết áp thứ phát là gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp ( cao huyết áp ) xảy ra khi áp lực của áp cao hơn mức bình thường. Gây ra những tác động như gây tổn thương động mạch, ảnh hưởng tới sức khoẻ của tim.
Tăng huyết áp được chia thành 2 nhóm: Tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Trong đó:
- Tăng huyết áp nguyên phát: Còn được gọi là tăng huyết áp vô căn, chiếm tới 90% các trường hợp tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bác sĩ thường không thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp thứ phát: chiếm 10% các trường hợp tăng huyết áp. Thường xảy ra do một bệnh lý cụ thể nào đó như bệnh mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim, thận hay các bệnh lý về chuyển hoá…
Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp thứ phát.
Bệnh thận và các biến chứng liên quan
Các bệnh lý và biến chứng của bệnh bệnh lý khác làm chức năng lọc máu của thận bị suy giảm. Khả năng bài tiết các chất của thận bị suy giảm, ức muối và nước trong tuần hoàn chung gây tăng thể tích dịch ngoại bào và cung lượng tim. Cuối cùng dẫn tới tăng huyết áp.
- Bệnh thận do tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây hỏng hệ thống lọc của cầu thận, dẫn tới huyết áp cao.
- Bệnh thận đa nang. Thận xuất hiện nhiều u nang làm cản trở các hoạt động bình thường và gây tăng huyết áp.
- Bệnh cầu thận. Thận có nhiệm vụ lọc chất thải và natri bằng cách sử dụng hệ thống cầu thận. Nếu cầu thận bị tổn thương, sưng lên và không thể hoạt động bình thường cũng có thể gây tăng huyết áp.
- Hẹp động mạch thận ở một hoặc cả 2 động mạch cũng có thể dẫn tới tăng huyết áp. Tình trạng này thường xảy ra khi bị xơ vữa động mạch thận, hoặc tình trạng loạn sản cơ sở khiến động mạch thận dày và cứng lại.
Các bệnh lý liên quan tới hormon
- Hội chứng Cushing. Tuyến vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, kích thích tái hấp thu natri ở thận và tăng cường độ nhạy cảm của mạch máu với catecholamine và angiotensin II. Gây tăng huyết áp.
- Cường aldosteron. Các tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều hormone Aldosteron. Gây giữ muối và nước, đồng thời làm mất nhiều Kali gây tăng huyết áp.
- U tuỷ thượng thận. Gây tăng tiết quá nhiều hormon adrenaline và noradrenaline, có thể dẫn tới tăng huyết áp.
- Các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp
Bệnh mỡ máu và xơ vữa động mạch
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát. Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ tích tụ cholesterol vào thành động mạch, tạo thành những mảng xơ vữa gây hẹp động mạch. Điều này khiến máu không thể di chuyển qua một cách dễ dàng như trước đây. Tim phải tăng áp lực để đẩy máu đi qua chỗ hẹp, cuối cùng gây tăng huyết áp.
Các nguyên nhân khác
- Hẹp eo động mạch chủ
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Thừa cân, béo phì
- Thai kỳ
- Sử dụng một số loại thuốc
Tăng huyết áp thứ phát có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý liên quan mà bạn đang gặp phải. Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khoẻ khác như:
- Xơ vữa động mạch. Áp lực trong lòng mạch liên tục tăng cao có thể gây tổn thương thành mạnh. Tạo điều kiện cho các thành phần mỡ máu bám dính vào và hình thành mảng xơ vữa.
- Phình mạch. Tăng huyết áp có thể làm cho mạch máu yếu đi và phình ra, gây chứng phình động mạch. Nếu chỗ phình bị vỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Suy tim. Để tạo áp lực cao, cơ tim phải làm việc tích cực lên. Điều này kéo dài có thể khiến cơ tim của bạn dày lên. Gây khó khăn trong việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể và gây suy tim.
- Suy thận
- Giảm thị lực
- Hội chứng chuyển hoá
- Suy giảm trí nhớ
Như vậy, tăng huyết áp dù nguyên phát hay thứ phát đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ của người bệnh. Bạn cần có những biện pháp để điều trị và phòng ngừa sự tiến triển của bệnh.
Điều trị bệnh
Điều trị tăng huyết áp thứ phát bao gồm điều trị bệnh lý cơ bản ( bệnh lý gây tăng huyết áp ) và điều trị tăng huyết áp. Trong nhiều trường hợp, khi bệnh lý cơ bản được điều trị, huyết áp của bạn có thể giảm hoặc trở lại bình thường.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng hiện nay:
Thuốc lợi tiểu thiazid
Đây thường là loại thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị cao huyết áp. Thuốc giúp thận loại bỏ natri và nước, từ đó giảm thể tích dịch ngoại bào và giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Bao gồm suy nhược, chuột rút và nguy cơ rối loạn chức năng tình dục…
Một số thuốc lợi tiểu thiazid thường dùng: Chlorothiazide, Furosemide, Hydrochlorothiazide,…
Thuốc chẹn beta giao cảm
Loại thuốc này giúp giãn các mạch máu, tim đập chậm hơn và hạ huyết áp. Thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazide để hiệu quả hơn trong điều trị tăng huyết áp. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm mệt mỏi, khó ngủ, nhịp tim chậm và chân tay lạnh. Ngoài ra, thuốc chẹn beta thường không được kê đơn cho những người bị hen suyễn, vì chúng có thể làm tăng co thắt cơ ở phổi.
Một số thuốc chẹn beta giao cảm thường dùng: Metoprolol, Nadolol,…
Thuốc ức chế men chuyển ( ACE )
Thuốc giúp thư giãn mạch máu và cũng thường được sử dụng kết hợp với thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc đặc biệt quan trọng trong điều trị cao huyết áp ở những người bị bệnh động mạch vành, suy tim hoặc suy thận. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt và ho. Lưu ý: Thuốc không nên được thực hiện trong khi mang thai.
Một số thuốc ức chế men chuyển thường dùng: Enalapril, Captopril, Benazepril,…
Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
Thuốc có tác dụng hạ huyết áp và đưa về mức ổn định. Thường sử kết hợp cùng thuốc lợi tiểu thiazid. Một số thuốc thuộc nhóm này: Losartan, Valsartan, Irbesartan,…
Thuốc chẹn kênh canxi
Thường dùng trong các trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có hiện tượng đau thắt ngực. Gồm các loại thuốc như: Nifedipin, Amlodipin, Nicardipin,…
Mỗi loại thuốc đều có những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ nhất định. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng loại thuốc nào.
Cải thiện và phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp thứ phát
Lối sống lành mạnh là một biện pháp quan trọng để giúp trái tim khỏe mạnh và điều trị nhiều bệnh lý khác, trong đó có tăng huyết áp.
Bạn đọc có thể áp dụng một số mẹo thay đổi sau:
- Sử dụng thực phẩm lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn lành mạnh với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm từ sữa ít béo. Bạn có thể bổ sung nhiều Kali từ trái cây, rau quả như khoai tây, rau bina, chuối,… giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. Nên hạn chế ăn ít các chất béo bão hoà và chất béo toàn phần.
- Giảm muối trong chế độ ăn. Nên lưu ý giảm muối khi chế biến các món ăn, đồng thời chú ý lượng muối trong các thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tăng cường hoạt động thể chất. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng. Hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút cho hoạt động thế chất mỗi ngày bạn nhé.
- Hạn chế uống rượu bia. Kể cả ở những người khoẻ mạnh, rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp. Do vậy, hãy hạn chế sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc. Thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Do vậy, nếu bạn đang hút thì hãy bỏ thuốc ngay nhé.
- Tránh căng thẳng, stress
Phatra Tricholes – Hỗ trợ giảm mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch
Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.
Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
- Giảm nồng độ triglycerid
- Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
- Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol
Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mỡ máu và xơ vữa động mạch – Hãy gọi đến hotline 1800 0089 để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Lưu ý: Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.