Cholesterol tăng cao là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn luôn phải chú ý thực hiện các biện pháp để kiểm soát mức độ của chúng trong máu. Vậy, làm cách nào để giảm cholesterol tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả? Đọc ngay bài viết dưới đây của Tricholes nhé!
Tham khảo ngay 7 cách giảm cholesterol sau:
1. Chế độ ăn uống phù hợp
Ước tính có khoảng 25% cholesterol máu được được hấp thu thông qua chế độ ăn uống. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu cholesterol sẽ giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên. Đồng thời tăng cường các thực phẩm tốt đối cho tim mạch.
Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người có cholesterol tăng cao như:
- Giảm tiêu thụ chất béo bão hoà. Chất béo bão hoà có chủ yếu trong các loại thịt đỏ, sữa béo nguyên kem,… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong máu. Do đó, giảm tiêu thụ chất béo bão hoà sẽ giúp giảm một phần cholesterol xấu.
- Kiêng ăn chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa đôi khi được gọi với tên gọi là: “dầu thực vật hydro hóa một phần” ở trên nhãn thực phẩm. Chất béo này làm tăng chỉ số cholesterol toàn phần.
- Tăng cường tiêu thụ Omega – 3. Omega – 3 đã được chứng minh về những lợi ích đối với người bệnh mỡ máu và tim mạch. Những thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, các trích, hạt óc chó,..
- Tăng cường chất xơ hoà tan. Chất xơ không những tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol của ruột non. Chất xơ hoà tan có nhiều trong các loại rau củ và trái cây.
- Sử dụng whey protein. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung whey protein có thể giúp giảm cả cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.
2. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục có thể làm cải thiện được mức cholesterol trong cơ thể. Cụ thể, luyện tập hợp lý có thể giúp tăng cholesterol tốt ( HDL cholesterol ).
Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
3. Giảm cân giúp giảm cholesterol máu
Tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng cholesterol máu và các bệnh lý tim mạch.
Do đó, hãy cố gắng giảm cân một cách lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể thục, thể thao.
4. Sử dụng thảo dược giảm cholesterol
Nhiều loại dược liệu giúp giảm cholesterol rất hiệu quả mà bạn có thể sử dụng ngay tại nhà. Trong đó có:
Tía tô
Trong thành phần của tía tô có chứa các hoạt chất giúp ức chế tổng hợp cholesterol tại gan và hạn chế sự hấp thu cholesterol xấu ( LDL cholesterol ). Đồng thời, kích thích chuyển hóa cholesterol thành axit mật và tăng bài tiết cholesterol qua phân.
Nghiên cứu khoa học khác cũng đã được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của chiết xuất tía tô với xơ vữa động mạch. Kết quả cho thấy, chiết xuất tía tô không chỉ giúp làm giảm cholesterol máu. Mà chúng còn làm giảm sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch.
Men gạo đỏ
Men gạo đỏ đã được nhiều nước phương Tây ứng dụng trong điều trị chứng tăng mỡ máu. Trong men gạo đỏ có chứa monacolin K, đây là một hoạt chất có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và triglyceride.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng men gạo đỏ cho người bệnh mỡ máu. Kết quả cho thấy tác dụng hạ mỡ máu của men gạo đỏ tương tự với thuốc hạ mỡ máu Simvastatin. Trong khi đó men gạo đỏ ít gây tác dụng phụ mệt hơi hơn simvastatin.
Hạt óc chó
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chế độ ăn giàu hạt óc chó làm giảm đáng kể cholesterol máu. Bao gồm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một dược liệu nổi tiếng trong chữa trị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh mỡ máu và xơ vữa động mạch,…
Nhiều bằng chứng khoa học đã được đưa ra nhằm chứng minh tác dụng giảm mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch của giảo cổ lam.
Nghiên cứu năm 1999 của GS. Phạm Thanh Kỳ đã công bố đánh giá tác dụng của giảo cổ lam đối với cholesterol máu. Theo đó, dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày đã làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với nhóm người không sử dụng.
Lá sen
Lá sen là một trong những vị thảo dược nổi tiếng, được sử dụng trong các bài thuốc trị mỡ máu dân gian.
Chiết xuất từ lá sen giúp cải thiện bệnh mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ cholesterol toàn phần
- Giảm LDL cholesterol
- Giảm triglyceride máu
- Tăng HDL cholesterol
Nhờ những tác dụng này mà chiết xuất từ lá sen được sử dụng rộng rãi trong thuốc và chất bổ sung cho tình trạng mỡ máu cao.
Tinh dầu thông đỏ
Tinh dầu thông đỏ có khả năng hoạt hoá enzyme adenosine monophosphate activated protein kinase ( AMPK ). Khi AMPK hoạt hoá sẽ làm giảm tổng hợp cholesterol và chất béo. Từ đó làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Đây là một trong những vị thuốc tiềm năng trong điều trị bệnh mỡ máu.
5. Sử dụng thuốc giảm cholesterol
Nếu thay đổi lối sống là không đủ thì đã đến lúc bạn sử dụng các loại thuốc giảm cholesterol. Sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp với bạn.
Một số nhóm thuốc giảm cholesterol được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như:
- Thuốc nhóm statin: Simvastatin, Fluvastatin, Rosuvastatin,…
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Ezetimibe
- Thuốc ức chế PCSK9: Alirocumab, Evolocumab
- Thuốc ức chế citrate lyase: Axit bempedoic
- Nhựa gắn axit mật: Cholestyramine, Colesevelam, Colestipol
Xem thêm: TOP 10+ nhóm thuốc giảm Cholesterol – Ưu, Nhược điểm và lưu ý sử dụng
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó có tăng men gan, viêm cơ, yếu cơ, rối loạn tiêu hoá,…Do đó, ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược cho tình trạng cholesterol tăng cao.
Phatra Tricholes – Giải pháp vàng cho người mỡ máu cao
Phatra Tricholes là sản phẩm chứa các thành phần: Chiết xuất lá sen, Chiết xuất giảo cổ lam, Dầu thông đỏ, Dầu tía tô, Cao men gạo đỏ, Dầu hạt óc chó. Đem lại tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch do mỡ máu cao.
Tricholes đã được chứng minh hiệu quả đối với bệnh mỡ máu thông qua đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang mềm Tricholes trên thực nghiệm”. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại Học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, Tricholes có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu thông qua tác dụng:
- Giảm nồng độ Cholesterol toàn phần
- Giảm nồng độ triglycerid
- Giảm nồng độ mỡ máu xấu LDL cholesterol
- Tăng nồng độ mỡ máu tốt HDL cholesterol
Đặc biệt, để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tricholes triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.
Xem chi tiết về thông tin về sản phẩm Tricholes TẠI ĐÂY