Cholesterol là gì? Tất cả những thông tin cần biết

Cholesterol thường là cái tên được nhắc tên đầu tiên trong các bệnh lý mỡ máu, tim mạch, xơ vữa động mạch,… Tuy nhiên, ít ai biết được không phải lúc nào chúng cũng gây hại. Vậy, bản chất thực sự của Cholesterol là gì? Đóng vai trò gì đối với cơ thể? Và khi nào thì gây hại? 

Cholesterol máu là gì?

Cholesterol là gì? Được tổng hợp ở đâu?

Cholesterol là một thành phần lipid máu, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Chúng là nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra mô tế bào, sản xuất hormone sinh dục và hỗ trợ quá trình bài tiết mật trong gan. Ngoài ra, màng sinh chất của nhiều tế bào động vật còn có thể những phân tử Cholesterol có tác dụng tăng cường sự ổn định của màng tế bào.

Tuy nhiên, khi nồng độ tăng cao cũng là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh lý. Trong đó có bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, tăng huyết áp,…

Cholesterol có thể được tổng hợp thông qua 2 nguồn: Nội sinh và ngoại sinh. Khoảng 75% Cholesterol được tổng hợp tại gan. Phần còn lại được sản xuất nhờ   Acetyl CoA ở ruột thông qua việc cung cấp thực phẩm từ bên ngoài vào cơ thể. Các thực phẩm giàu Cholesterol thường có nguồn gốc từ động vật như thịt, nội tạng động vật, sữa, trứng,…

Phân loại

Cholesterol là một chất béo và không tan được trong nước. Do vậy, chúng cần gắn với lipoprotein để được hòa tan và vận chuyển. 

các loại Cholesterol

LDL – Cholesterol ( LDL – C )

Đây là loại lipoprotein tỷ trọng thấp, có vai trò vận chuyển chất béo và một số protein từ gan theo máu đến các cơ quan trong cơ thể. Chúng còn được gọi là Cholesterol xấu vì khi nồng độ tăng cao có thể dẫn tới sư tích tụ mảng bám ( xơ vữa ) trong động mạch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về rối loạn lipid máu, tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Xem ngay: LDL cholesterol là chỉ số gì? Làm sao để giảm?

HDL – Cholesterol ( HDL – C )

Ngược với LDL – C, HDL – C là lipoprotein có vai trò vận chuyển chất béo dư thừa từ các mô, cơ quan theo máu về gan để xử lý. HDL – C còn được gọi là Cholesterol tốt vì chúng đưa các mảng bám xơ vữa ra khỏi mạnh để máu được lưu thông thuận lợi.

Nếu như chỉ số LDL – C tăng cao mang lại nhiều nỗi lo về nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan thì chỉ số HDL – C tăng giúp bảo vệ thành mạch khỏi các tác nhân gây xơ vữa mạch máu. 

Cholesterol toàn phần

Cholesterol có thể tồn tại dưới 2 dạng: Dạng tự do và Dạng este hoá ( kết hợp với các axit béo ). Trong đó, dạng este hoá chiếm khoảng 70% và 30% còn lại ở dạng tự do.

Khi tiến hành xét nghiệm, cả 2 dạng trên không phân biệt mà thường được đo chung với nhau. Chính vì gọi, lượng toàn phần là tổng lượng tự do và este hoá.

Trong hầu hết các trường hợp có Cholesterol cao không gây ra dấu hiệu hay biểu hiện cụ thể nào. Nhiều người thậm chí còn không nhận ra rằng họ đang có Cholesterol cao. Chỉ đến khi Cholesterol cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. 

Đây chính là lý do tại sao chúng ta nên kiểm tra các chỉ số mỡ máu định kỳ. Xét nghiệm mỡ máu là cách duy nhất để phát hiện bạn có Cholesterol cao hay không.

Chỉ số Cholesterol bao nhiêu là bao? Ý nghĩa đối với cơ thể

Theo Hội Tim Mạch Học Việt Nam khuyến cáo những người lớn trên 20 tuổi nên xét nghiệm định kỳ 5 năm một lần 4 chỉ số mỡ máu cơ bản. Bao gồm Cholesterol toàn phần, LDL – C, HDL – C và triglyceride để đánh giá tình trạng mỡ máu và các nguy cơ bệnh lý liên quan.

Bạn đọc có thể tham khảo bảng chỉ số bình thường, chỉ số cao gây hại đối với cơ thể sau:

Chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao

Ở mức bình thường, các thành phần Cholesterol đều đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ vượt quá giới hạn bình thường chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ gặp những bệnh lý nguy hiểm. Trong đó phải kể tới Bệnh mỡ máu, Xơ vữa động mạch, Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh mỡ máu cao

Dựa trên kết quả kiểm tra các chỉ số, bác sĩ có thể hợp với các yếu tố khác để đánh giá nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh lý liên quan. Từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp với tình trạng mà bạn đang gặp.

Các nguyên nhân gây Cholesterol cao

Nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng Cholesterol như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa Cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
  • Lối sống không lành mạnh, lười vận động
  • Hút thuốc
  • Do di truyền
  • Do các tình trạng bệnh lý khác, như bệnh tiểu đường và suy giáp

Điều trị Cholesterol máu tăng cao

Việc đầu tiên trong điều trị Cholesterol máu tăng cao chính là xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu thay đổi lối sống không đủ để điều chỉnh lại lượng Cholesterol thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc.

Lựa chọn sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng tăng Cholesterol máu, tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, các tác dụng phụ mà mà thuốc có thể gây ra. Một số loại thuốc điều trị phổ biến bao gồm:

  • Nhóm thuốc Statin. Như atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin.
  • Thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol: ezetimibe (Zetia)
  • Axit bempedoic
  • Nhựa gắn acid mật như thuốc cholestyramine, colesevelam và colestipol
  • Thuốc ức chế PCSK9: .alirocumab và evolocumab

Xem thêm: TOP 10+ nhóm thuốc giảm Cholesterol – Ưu, Nhược điểm và lưu ý sử dụng

Làm gì để hạn chế nguy cơ tăng Cholesterol máu?

Chỉ số Cholesterol xấu tăng cao có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và rối loạn chuyển hoá. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tăng chỉ số này là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể làm tăng mỡ máu.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Kiểm soát cân nặng đối với những người thừa cân, béo phì
  • Tăng cường luyện tập thể dục và thể thao hàng ngày

Xem thêm: 5 Cách giảm cholesterol nhanh tại nhà ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

Như vậy, Cholesterol là một chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng cao vượt mức giới hạn có thể dẫn tới nguy cơ gặp các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đi thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng. Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *